'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
2016 tiếp tục là một năm thành công rực rỡ của Công ty Cổ phần Xây dựng Cotec (Coteccons, HOSE: CTD) khi ghi nhận mức doanh thu suýt soát tỷ USD và lợi nhuận trước thuế đạt mức kỷ lục.
Đây là năm thứ 5 liên tiếp Coteccons cho thấy sự tăng trưởng chóng mặt của mình về doanh thu, từ 4.477 tỷ đồng (2012) lên 6.190 tỷ đồng (2013) rồi 7.634 tỷ đồng (2014), 13.669 tỷ đồng (2015) và chạm mốc 20.782 tỷ đồng trong năm 2016.
Lợi nhuận trước thuế của công ty cũng liên tục tăng nhanh, từ 300 tỷ đồng (2012) lên 393 tỷ đồng (2013), 464 tỷ đồng (2014), 927 tỷ đồng (2015) và đạt kỷ lục 1.762 tỷ đồng (gần gấp đôi năm 2015).
Với mức tăng trưởng đó, tổng tài sản của Coteccons cũng đã đạt mức 11.740 tỷ đồng, tương đương khoảng nửa tỷ USD (tính đến thời điểm 31/12/2016). So với năm 2015, tổng tài sản của Coteccons đã tăng tới 50%, vốn chủ sở hữu cũng đạt 6.233 tỷ đồng, gần gấp đôi con số 3.242 tỷ đồng của năm trước.
Các dự án do Coteccons thực hiện trong năm qua có thể kể đến như D’.Capitale, Panorama Nha Trang, Vinhomes Metropolis, Vinhomes Golden River, Vinhomes Gardenia, Vinhomes Thăng Long, Diamond Lotus, Diamond City… Và đặc biệt là thông qua việc bắt tay với Obayashi của Nhật, Coteccons đã vượt qua hai đối thủ lớn trong ngành xây dựng đến từ Hàn Quốc là Lotte và Ssangyong để trúng thầu dự án Landmark 81 tầng của Vingroup trị giá 6.000 tỷ đồng.
Trong thời gian đầu năm 2017, Coteccons đã "kịp thời" ký một loạt hợp đồng mới trị giá hơn 5.000 tỷ đồng, báo hiệu một năm rực rỡ mới.
Không chỉ vậy, theo chia sẻ của ông Nguyễn Bá Dương, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc, Coteccons còn đang tính đầu tư vào kinh doanh dự án. Tuy nhiên, khác với những nhà phát triển bất động sản khác, công ty không bỏ tiền ra xây dựng dự án rồi bán, mà là rót tiền mua lại một phần, chủ đầu tư đứng ra bán và Coteccons chỉ việc thu hồi tiền vốn và lợi nhuận.
"Chiến lược của công ty khi nhảy vào bất động sản là sẽ đầu tư cơ hội. Đó là những dự án mà Coteccons biết rất rõ, rủi ro thấp", ông Dương nói.
Hiện tại, Coteccons đang đàm phán với Tân Hoàng Minh Group để lấy một nửa tòa tháp tại dự án D’Capitale (Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội) mà công ty này đang làm tổng thầu. Ngoài ra, Coteccons cũng đang xem xét hợp tác đầu tư dự án condotel cùng với chủ đầu tư Dự án Hồ Tràm Strip.
Sự lớn mạnh của Coteccons trong năm 2016 được đặt trong sự đối sánh với Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình (Hòa Bình, HOSE: HBC).
Ông lớn này trong năm qua cũng đã có sự tăng trưởng vượt bậc khi lần đầu tiên ghi nhận mức doanh thu 10.000 tỷ đồng (cao gấp hơn 2 lần so với mặt bằng doanh thu của các năm trước). Lợi nhuận sau thuế đạt 571 tỷ đồng – tăng gần 6 lần so với năm 2015.
Tổng tài sản của Hòa Bình tính đến thời điểm 31/12/2016 là 11.416 tỷ đồng – tăng thêm hơn 4.000 tỷ đồng so với đầu năm, tương ứng mức tăng gần 57%. Vốn chủ sở hữu đạt 1.837 tỷ đồng – tăng thêm 700 tỷ đồng.
Các dự án điển hình của Hòa Bình trong năm qua gồm chung cư CT2 của Gamuda Land Việt Nam, Vinhomes Golden River của Vingroup, Khu nghỉ dưỡng Sheraton Resort Đà Nẵng của BRG, Sun Grand City Thuy Khue Residence của Sun Group… Và đáng chú ý là dự án Khu nhà ở hộ gia đình cho nhân viên Công ty TNHH Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh – dự án mới được cấp phép hồi tháng 11 năm ngoái.
Cũng như Coteccons, Hòa Bình nổi tiếng là công ty ký kết hợp đồng nhanh như chớp mắt. Chỉ trong vòng chưa đầy 2 tuần của tháng 12/2016, Hòa Bình trúng thầu liên tiếp với tổng giá trị hơn 4.000 tỷ đồng gồm các dự án: Times Garden Hạ Long (của Công ty Cổ phần Đầu tư và Khách sạn My Way Hạ Long), Sun Grand City Thuy Khue Residence (của Sun Group), Hà Đô Controsa Garden (của Công ty Cổ phần Hà Đô – 756 Sài Gòn), The Ascent Lakeside (của Công ty Cổ phần Địa ốc Tiến Phát), DRT Residential (của Khang Điền)… và một loạt các dự án nhỏ khác. Các dự án này đã nâng tổng giá trị trúng thầu của công ty trong năm 2016 lên mức 17.000 tỷ đồng.
Trong 3 tuần đầu năm 2017, Hòa Bình tiếp tục trúng thầu hơn 2.135 tỷ đồng. Các gói thầu bao gồm: Dự án Khu dân cư phức hợp đa chức năng Evergreen do Công ty Tài Nguyên làm chủ đầu tư (giá trị hơn 1.000 tỷ đồng); Dự án Riviera Point Phase 1B do Keppel Land làm chủ đầu tư (hạng mục thi công móng và tầng hầm - giá trị hợp đồng hơn 135 tỷ đồng). Ngoài ra, Hòa Bình cũng đã được chủ đầu tư Khang Điền Group chính thức giao làm tổng thầu D&B cho dự án DPT Residential với giá trị hợp đồng gần 1.000 tỷ đồng.
Điều này cho thấy trong năm 2017, Hòa Bình sẽ tiếp tục đạt được sự tăng trưởng cao về doanh thu và lợi nhuận, tiếp tục cùng Coteccons tạo ra cuộc đua song mã trên thị trường bất động sản.
Trong năm 2016, Công ty Cổ phần Xây dựng FLC Faros (Faros, HOSE: ROS) là một hiện tượng. Mới chào sàn đầu tháng 9/2016, Faros đã trở thành một trong những doanh nghiệp có vốn điều lệ lớn nhất (4.300 tỷ đồng), vượt qua cả hai ông lớn là Coteccons (469 tỷ đồng) và Hòa Bình (944 tỷ đồng).
Có thể nói Faros là một trong những doanh nghiệp tăng vốn nhanh nhất thị trường hiện nay. Từ mức 1,5 tỷ đồng (2011), vốn điều lệ của công ty này nhảy vọt lên con số 4.300 tỷ đồng (2016), tức là gấp 2.866 lần chỉ trong vòng 5 năm.
Cổ phiếu ROS của Faros cũng là cổ phiếu đáng chú ý hàng đầu của thị trường chứng khoán năm 2016 khi liên tục tăng kịch trần. Sự tăng trưởng "thần kỳ" đó đã giúp ông Trịnh Văn Quyết (Chủ tịch Tập đoàn FLC) vượt qua ông Phạm Nhật Vượng (Chủ tịch Tập đoàn Vingroup) để trở thành người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam.
Trong năm 2016, kết quả kinh doanh của Faros cũng rất ấn tượng với mức doanh thu thuần đạt 3.259 tỷ đồng (tăng gấp 3,4 lần), lợi nhuận gộp đạt 356 tỷ đồng (tăng gấp 7 lần) so với năm 2015. Lãi ròng đạt hơn 419 tỷ đồng, cao gấp 3,6 lần năm ngoái.
Tính đến ngày 31/12/2016, tổng tài sản của Faros đạt 8.192 tỷ đồng (tăng hơn 3.600 tỷ đồng so với đầu kỳ). Vốn chủ sở hữu đạt 4.928 tỷ đồng (tăng gần 1.800 tỷ đồng).
Bên cạnh Faros là Công ty Cổ phần Xây dựng Phục Hưng Holdings (HOSE: PHC). Năm qua, doanh nghiệp này cũng có sự tăng trưởng mạnh mẽ với việc ký hợp đồng và khởi công 23 dự án, giá trị hợp đồng ký mới lên tới 2.800 tỷ đồng.
Trong đó, gói thầu đáng chú ý nhất là "Tổng thầu thiết kế và thi công-Design and Build" tòa chung cư cao tầng CT1 – Dự án Gamuda Garden với tổng giá trị gần 60 triệu USD, tương đương hơn 1.300 tỷ đồng.
Kết thúc năm 2016, doanh thu thuần của Phục Hưng Holdings đạt 1.459 tỷ đồng (tăng 240 tỷ đồng), lợi nhuận gộp đạt 102 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với năm trước. Lãi ròng đạt 16,3 tỷ đồng, tăng thêm 4 tỷ đồng so với năm 2015.
Tổng tài sản tính đến ngày 31/12/2016 đạt 1.190 tỷ đồng, tăng hơn 400 tỷ đồng so với đầu năm. Vốn chủ sở hữu đạt 211 tỷ đồng, tăng thêm 14 tỷ đồng.
Công ty Xây dựng dân dụng & công nghiệp Delta là một tên tuổi trong làng xây dựng với những gói thầu giá trị tại các công trình lớn. Tuy nhiên, do chưa lên sàn, mọi thông tin về tình hình kinh doanh của đơn vị này không được công bố.
Trong năm qua, Delta gây sự chú ý đặc biệt khi tuyên bố chuẩn bị thâu tóm Công ty Cổ phần Vải sợ may mặc miền Bắc (HNX: TET).
Cụ thể, Đại hội cổ đông bất thường của TET diễn ra hồi tháng 11 năm ngoái đã thông qua nội dung chấp thuận cho nhóm nhà đầu tư Delta (bao gồm Công ty Cổ phần Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp Delta, Công ty Cổ phần Xây dựng và Ứng dụng Công nghệ Delta- V và bà Nguyễn Thị Kim Dung) được sở hữu tới 79% số cổ phiếu đang lưu hành của công ty mà không cần chào mua công khai.
Việc Delta bất ngờ hỏi mua TET được xem là động thái rõ rệt nhất của công ty này cho thấy tham vọng bước vào kinh doanh bất động sản. Bởi dù kinh doanh "tàm tạm" nhưng TET đang sở hữu những khu đất vàng giá trị tại Hà Nội như trụ sở chính đặt tại 37 Lý Thường Kiệt (diện tích 1.028 m2), đất kho, xưởng 12.407 m2 tại 79 Lạc Trung; tổng kho Đức Giang (Long Biên) với diện tích hơn 25.000 m2 và đất tại tổng kho Giáp Bát có diện tích khoảng 3.700m2.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.