'Ngắm' khu đất xây tổ hợp thương mại, văn phòng của TAH Invest tại Tây Hồ Tây
(VNF) - Dự án tổ hợp thương mại và dịch vụ kết hợp văn phòng được triển khai trên lô đất B2-CC4 thuộc Khu đô thị Tây Hồ Tây dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2027.
Hàng loạt kỷ lục đã được thiết lập trên thị trường chứng khoán trong năm 2021 vừa qua, từ điểm số, thanh khoản, giá trị vốn hóa cho đến số lượng tài khoản chứng khoán mở mới. Cụ thể, VN-Index đã vượt mốc 1.500 điểm, đánh dấu mức cao nhất trong năm 2021 cũng như trong 21 năm hoạt động của thị trường chứng khoán. Thanh khoản thị trường cổ phiếu tăng hơn 247% về giá trị so với năm 2020, liên tục đạt những kỷ lục mới. Số lượng tài khoản mở mới trên thị trường đạt mức hơn 1,53 triệu cả năm 2021, gấp rưỡi tổng số tài khoản mở mới trong giai đoạn 2017 – 2020.
Trước những con số ấn tượng trên, không bất ngờ khi các công ty chứng khoán ghi nhận một năm bội thu với nhiều kết quả kinh doanh ấn tượng, trong đó một số công ty lần đầu “báo danh” vào câu lạc bộ lãi nghìn tỷ.
Đứng đầu bảng xếp hạng lợi nhuận là Công ty Cổ phần Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS), thu về 3.810 tỷ đồng lãi trước thuế cả năm 2021, tăng trưởng 42% với động lực chủ yếu đến từ mảng tự doanh và cho vay ký quỹ (margin). Công ty chứng khoán này đạt top 6 về thị phần môi giới cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HoSE) và đạt top 3 về cho vay ký quỹ. Dư nợ margin của TCBS đạt hơn 14.600 tỷ đồng vào thời điểm cuối năm 2021, trong khi đầu năm chỉ là hơn 4.000 tỷ đồng.
Theo ngay sau là Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI, với mức lãi trước thuế 3.326 tỷ đồng, tăng trưởng 112,6% so với năm 2020 nhờ khoản doanh thu kỷ lục hơn 7.443 tỷ đồng, tăng 70% so với năm 2020. Trong đó, doanh thu mảng tự doanh và môi giới chứng khoán chiếm tổng cộng 65% doanh thu các hoạt động. Dư nợ margin cuối quý IV tiếp tục tăng mạnh lên mức hơn 22.700 tỷ đồng, tăng 13.700 tỷ đồng so với đầu năm và dẫn đầu toàn thị trường.
Một “ông lớn” khác trong ngành chứng khoán cũng ghi nhận lợi nhuận nghìn tỷ là Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDirect. Với mức doanh thu 6.039 tỷ đồng, tăng gấp 2,6 lần năm 2020 chủ yếu đến từ 3 mảng là tự doanh, cho vay ký quỹ và môi giới, công ty chứng khoán này đem về khoản lợi nhuận trước thuế hơn 2.980 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần năm ngoái. Được biết, đây là năm đầu tiên VNDirect chạm đến mức lợi nhuận nghìn tỷ đồng kể khi hoạt động. Đây cũng là một trong những công ty chứng khoán cho vay ký quỹ nhiều nhất trên thị trường với dư nợ margin ở thời điểm cuối quý IV đạt hơn 14.393 tỷ đồng, cao gấp 3,3 lần đầu năm 2021.
Tương tự như VNDirect, một số công ty chứng khoán lần đầu ghi nhận lợi nhuận trước chạm mốc nghìn tỷ đồng có thể kể đến như Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt (VCSC) với 1.851 tỷ đồng, Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS) với 1.753 tỷ đồng, Công ty Cổ phần Chứng khoán TP. HCM (HSC) với 1.430 tỷ đồng.
Ngoài ra, nhờ sự thăng hoa của thị trường, nhiều công ty chứng khoán từng ngậm ngùi báo lỗ trong năm 2020 đã có những chuyển biến tích cực, đem về lợi nhuận dương trong năm 2021. Cụ thể, Công ty TNHH chứng khoán JB Việt Nam đạt mức lợi nhuận trước thuế gần 5,3 tỷ đồng sau khi báo lỗ hơn 2,7 tỷ đồng trong năm 2020. Tương tự, Công ty Cổ phần Chứng khoán KS sau 4 năm liên tiếp lỗ trước thuế trong giai đoạn năm 2017-2020 đã có lợi nhuận dương trở lại vào năm 2021, thậm chí đạt giá trị “khủng” hơn 335 tỷ đồng. Hay như Công ty TNHH MTV Chứng khoán Ngân hàng Đông Á cũng ghi nhận lợi nhuận trước thuế hơn 9 tỷ đồng, khả quan hơn khoản lỗ hơn 500 triệu trong năm 2020.
Một trường hợp đáng chú ý về kết quả kinh doanh trong năm qua là Công ty Chứng khoán VPS. Công ty này đạt mức doanh thu từ hoạt động cốt lõi đứng đầu toàn ngành, đạt hơn 9.518 tỷ đồng, tương đương tăng 149% so với mức thực hiện năm 2020. Tuy nhiên, do gánh nặng chi phí quá lớn (tổng chi phí hoạt động năm qua tăng gấp 2,8 lần lên hơn 7.830 tỷ đồng), VPS đành “ngập ngùi” trước CLB lãi nghìn tỷ khi chỉ đạt lợi nhuận trước thuế 995 tỷ đồng. Bên cạnh đó, công ty chứng khoán này còn gây xôn xao khi lỗ gần 600 tỷ đồng từ hoạt động tự doanh, chủ yếu từ việc lỗ nặng do bán trái phiếu chưa niêm yết.
Nhìn lại mảng tự doanh của một số công ty chứng khoán lớn, VNDirect là một trong những công ty chứng khoán có lợi nhuận tự doanh lớn nhất, đạt giá trị hơn 1.300 tỷ đồng, tăng gần 192% so với mức thực hiện năm 2020. Giá trị tài sản tài chính FVTPL bình quân năm 2021 đạt hơn 6.834 tỷ đồng, biến động ghi nhận không hề nhỏ giữa thời điểm đầu năm và cuối năm với mức chênh lệch lên tới 11.500 tỷ đồng.
Cùng đạt mức lợi nhuận tự doanh trên 1.300 tỷ đồng là SHS và TCBS, trong đó ghi nhận tại báo cáo tài chính, khối lượng tài sản tài chính FVTPL của SHS đạt giá trị bình quân hơn 2.452 tỷ đồng.
SSI là công ty chứng khoán nắm giữ khối lượng tài sản tài chính FVTPL bình quân lớn nhất, với giá trị hơn 12.637 tỷ đồng. Khiêm tốn hơn các công ty chứng khoán nêu trên, lợi nhuận mảng tự doanh của SSI đạt hơn 920 tỷ đồng cả năm 2021, tăng trưởng ở mức 23%.
Với khối lượng tài sản tài chính FVTPL đạt giá trị bình quân hơn 918 tỷ đồng, Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt (VCSC) ghi nhận hơn 1.184 tỷ đồng lợi nhuận tự doanh cả năm 2021, tăng 76% so với năm 2020.
“Soi” kỹ hơn về danh mục đầu tư của các công ty chứng khoán có lợi nhuận tự doanh cao, TCB và VPB là hai trong số các cổ phiếu phổ biến được nhiều công ty chứng khoán nắm giữ. Ngoài ra, một số cái tên trùng lặp tại danh mục của các công ty này có thể kể đến như MWG, FPT,…
Về triển vọng năm 2022, với việc hệ thống giao dịch KRX của Hàn Quốc dự kiến đi vào hoạt động, giá trị giao dịch của thị trường được dự báo sẽ đạt cao hơn năm 2020. Theo nhận định của VCSC, hệ thống KRX sẽ giải quyết được một số vấn đề giúp Việt Nam đủ điều kiện nâng hạng thị trường như cải thiện độ trễ, hạn chế tỷ lệ giao dịch thất bại, có hệ thống thanh toán bù trừ đối tác trung tâm và giao dịch trong ngày. Khi cơ sở hạ tầng thị trường có bước phát triển lớn thì đối tượng hưởng lợi không chỉ có các nhà đầu tư mà còn cả công ty chứng khoán.
Hoạt động cho vay ký quỹ dự kiến tiếp tục diễn ra mạnh mẽ trong năm 2022. Với việc lãi suất tiền gửi trung bình vào năm 2022 sẽ tăng nhưng với biên độ thấp, cùng với việc lắp đặt hệ thống KRX sẽ cho phép các sản phẩm và tính năng mới, hoạt động cho vay ký quỹ được dự báo tiếp tục duy trì đà tăng trưởng đối với các công ty có bộ đệm vốn hỗ trợ mạnh mẽ. Được biết, ngay từ trong năm 2021, cuộc đua tăng vốn giữa các công ty chứng khoán đã nổ ra nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của nhà đầu tư cũng như bổ sung vốn cho hoạt động của bản thân các công ty này. Giới chuyên gia nhận định cuộc đua này sẽ chưa hạ nhiệt trong năm 2022.
Tuy nhiên, hoạt động tự doanh được dự báo là sẽ không thuận lợi như giai đoạn 2020 - 2021 do triển vọng tăng trưởng của thị trường kém hấp dẫn hơn, cơ hội dần ít đi. Ngoài ra, việc các công ty chứng khoán đạt được doanh thu và lợi nhuận “khủng” trong năm vừa qua sẽ tạo ra mức nền so sánh cao, ảnh hưởng không nhỏ đến mức độ tăng trưởng trong năm 2022.
(VNF) - Dự án tổ hợp thương mại và dịch vụ kết hợp văn phòng được triển khai trên lô đất B2-CC4 thuộc Khu đô thị Tây Hồ Tây dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2027.