Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Nhiều tháng nay, hàng loạt nhà đầu tư tư nhân đã gửi văn bản đến UBND tỉnh Lạng Sơn, Sở Công Thương Lạng Sơn đề xuất cho phép nghiên cứu đầu tư dự án điện gió. Khi được lấy ý kiến tổng hợp các dự án điện để bổ sung vào quy hoạch điện 8, hàng loạt tỉnh cũng muốn thêm dư địa cho điện gió.
Động thái trên cho thấy điện gió vẫn là lĩnh vực đang thu hút sự quan tâm lớn của các nhà đầu tư, dù giá FIT cho điện gió đã hết hạn vào ngày 31/10/2021 và đang chờ chính sách mới cho điện gió.
Thực tế, trong giai đoạn 2005 - 2015 nguồn năng lượng tái tạo trong hệ thống rất khiêm tốn và mức không thay đổi, chỉ khoảng 50 MW-70 MW và chiếm tỷ trọng rất nhỏ khoảng 0,3%-0,4% tổng công suất nguồn trong hệ thống.
Nhưng sau cơn sốt điện mặt trời, 3 năm nay, điện gió đã trải qua một thời gian mà ông Nguyễn Anh Tuấn, nguyên Giám đốc Trung tâm Năng lượng tái tạo dùng từ ‘bùng nổ’ khi nhắc đến. Ông Tuấn cho rằng, phát triển điện gió ở Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2021 là sự đột phá, đặc biệt năm 2021. Năm 2011 chỉ có 30MW điện gió vận hành thì đến năm 2021 công suất điện gió đi vào hoạt động đã là 4.800MW.
“Sự phát triển bùng nổ như vừa rồi là nhờ chính sách điện gió, chúng ta đã có sự hỗ trợ phát triển rất tích cực, tuy nhiên, để tiếp tục phát triển, tương ứng với tiềm năng, cần phải có những chính sách hỗ trợ tìm kiếm những chính sách, công cụ nào đó mạnh hơn nữa để có thể phát triển”, ông Tuấn lưu ý.
Thực sự, việc giá FIT điện gió lên tới 1.900 đồng/kWh (với điện gió trên bờ) đã tạo cú hích cho các nhà đầu tư bỏ tiền vào lĩnh vực mới mẻ này. Thực tế, công suất vận hành 4.800MW của điện gió chưa phản ánh hết sức nóng của loại hình năng lượng này khi vẫn còn hàng nghìn MW dự án điện gió không kịp vận hành thương mại vào trước ngày 1/11/2021.
Hiện nay khoảng 80% nhu cầu năng lượng toàn cầu được cung cấp bởi các nguồn nhiên liệu hóa thạch, ví dụ như than, dầu mỏ và khí tự nhiên. Khí thải nhà kính phát sinh từ quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch là nguyên nhân chính cho quá trình nóng lên toàn cầu, gây ra những tác động to lớn tới môi trường và hệ sinh thái của nhân loại.
Ngay sau cam kết của Việt Nam tại COP26, dự thảo quy hoạch điện 8 đã được Chính phủ yêu cầu chỉnh sửa lại theo hướng tăng cường điện gió, giảm nhiệt điện.
Khi đề xuất đầu tư dự án ở Lạng Sơn, lãnh đạo Tập đoàn Trung Nam cũng nhắc đến COP26 như một chỉ báo cho phát triển năng lượng xanh ở Việt Nam.
Ông Nguyễn Văn Vy, Phó chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam chia sẻ: Từ năm 2015 đến nay Việt Nam đã chuyển từ nước xuất khẩu năng lượng sang thành nước nhập khẩu năng lượng. Do đó, vấn đề phát triển năng lượng tái tạo rất quan trọng trong đảm bảo an ninh năng lượng của Việt Nam.
Trong nghị quyết 55 của Bộ Chính trị, tỷ trọng năng lượng tái tạo trong tổng công suất lắp đặt đến năm 2050 đạt khoảng 40-45%. Tuy nhiên, nhắc đến cam kết của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị COP26 tại Anh, ông Nguyễn Văn Vy cho rằng với cam kết đó, tỷ trọng năng lượng tái tạo đến năm 2050 không phải 40-45% nữa mà có thể sẽ tăng lên nhiều.
Phân tích cơ cấu nguồn điện đến năm 2045, ông Nguyễn Văn Vy thấy rằng công suất lắp đặt nhiệt điện bao gồm nhiệt điện than và nhiệt điện khí vẫn chiếm khoảng 37,7%. Như vậy, đến năm 2045, sản lượng điện từ nhiệt điện vẫn chiếm khoảng 50-60% tổng sản lượng điện toàn hệ thống.
“Có thể khẳng định rằng thực hiện theo cơ cấu đó thì không thể thực hiện được mục tiêu trung hòa khí nhà kính vào năm 2050”, ông Nguyễn Văn Vy đánh giá.
Trong bản thuyết minh về xây dựng chiến lược phát triển năng lượng đến 2030, Bộ Công Thương cũng trích dẫn các nghiên cứu với nhận định: Tốc độ tăng nhanh của năng lượng tái tạo đã thể hiện cam kết của các chính phủ trên toàn thế giới. Hơn 170 quốc gia đã thiết lập các mục tiêu năng lượng tái tạo và gần 150 quốc gia đã ban hành các chính sách ưu đãi phát triển năng lượng tái tạo. Khu vực tư nhân cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển năng lượng tái tạo ở trên quy mô toàn cầu.
Việt Nam không nằm ngoài xu hướng chung của thế giới. Sự phát triển của điện mặt trời, điện gió trong 5 năm qua đã phát đi thông điệp chuyển dịch năng lượng xanh – sạch hơn của Việt Nam. Khi xây dựng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn 2045, Bộ Công Thương cũng đã nghiên cứu kỹ về tiềm năng phát triển điện gió giai đoạn tới.
Qua phân tích và tính toán, tổng tiềm năng kỹ thuật điện gió trên bờ cho cả nước có thể đạt 42.608km2 hoặc 217,3GW. Nếu loại trừ khoảng gió tốc độ thấp ≤5,5 m/s được coi là không khả thi với trình độ khoa học công nghệ hiện tại thì tiềm năng kỹ thuật của điện gió trên đất liền còn khoảng 47GW.
Có thể thấy, tiềm năng cho điện gió vẫn còn rất lớn, là tiền đề để phát triển các dự án điện gió trong thời gian tới khi giá thành điện gió đang theo xu hướng giảm. Theo các nghiên cứu, suất đầu tư cho điện mặt trời và pin giảm trung bình tới gần 14%/năm trong giai đoạn 2010 - 2020 (điện gió giảm khoảng 5%) và được dự báo sẽ tiếp tục giảm trong giai đoạn 2020 – 2040.
Nhiều dự án năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời hiện nay đã có thể cạnh tranh trực tiếp với các dự án điện than/điện khí truyền thống (thậm chí với cả một số nhà máy đã hoạt động/khấu hao).
Nhưng khi giá FIT cho điện gió đã hết hạn, những cơ chế chính sách cho điện gió cần được sớm ban hành với những tiêu chí rõ ràng và có tính khả thi. Giá FIT cho điện gió cũng đã chấm dứt vào ngày 31/10/2021, trong khi cơ chế mới cho điện gió cũng chưa được công bố. Cơ chế đấu thầu các dự án năng lượng tái tạo được Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển châu Á hỗ trợ nhiều năm nay cũng chưa thể ban hành.
Điều này khiến các nhà đầu tư không thể có được những tính toán bài toán tài chính và hiệu quả kinh tế cho các dự án điện gió. Nguy cơ ‘đóng băng’ về phát triển điện gió là hiện hữu nếu không có chính sách rõ ràng và cân bằng được lợi ích Nhà nước – nhà đầu tư và khách hàng sử dụng điện cùng những cơ chế chia sẻ rủi ro phù hợp.
Khi giá FIT đã hết hạn, ông Nguyễn Văn Vy cho rằng vẫn chưa có chính sách dài hạn nhằm tạo ra môi trường đầu tư ổn định và có thể dự đoán được, đảm bảo dự đoán được dòng doanh thu của các dự án. Do đó, chuyên gia này gợi ý với dự án lớn, áp dụng cơ chế nhà đầu tư chuẩn bị dự án và đàm phán với EVN về giá bán điện giống như các dự án nhiệt điện và thủy điện trên cơ sở đảm bảo nhà đầu tư thu hồi được vốn và có lợi nhuận hợp lý.
Ông Mark Hutchinson, Chủ tịch, Nhóm công tác khu vực Đông Nam Á Hội đồng Năng lượng Gió Toàn cầu (GWEC) cho rằng: Để đạt mục tiêu Net Zero vào năm 2050, năng lượng tái tạo cần được phát triển mạnh mẽ. Để đáp ứng nhu cầu này, Chính phủ Việt Nam hiện đang tiếp tục rà soát, hoàn thiện lại dự thảo Quy hoạch điện 8 để tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo, bao gồm tỷ trọng năng lượng điện gió một cách đáng kể. Điện gió ngoài khơi là một trong những nguồn năng lượng tái tạo quan trọng giúp Việt Nam đạt được cam kết Net Zero vào năm 2050. Với số giờ tải cao và chi phí giảm, điện gió ngoài khơi được xem là một trong số ít công nghệ có thể thay thế điện than một cách hiệu quả
“Để đạt được cam kết Net Zero vào năm 2050 thì cần có sự kết hợp giữa việc phát triển năng lượng tái tạo và loại bỏ nhiên liệu hoá thạch, tăng lưu lượng dự trữ để cân bằng lưới điện, loại bỏ carbon khỏi bầu khí quyển, tăng tinh linh hoạt trong nhu cầu sử dụng điện, tăng cường phát triển lưới điện, xây dựng linh hoạt cơ chế giá điện và nhiều chính sách cùng các hành động khác”, ông Mark Hutchinson chia sẻ.
Nhờ các cơ chế khuyến khích của Thủ tướng Chính phủ, năng lượng tái tạo tại Việt Nam đã có những phát triển vượt bậc. Tổng công suất lắp đặt nguồn năng lượng tái tạo lên đến 21.549MW chiếm 28% tổng công suất lắp đặt của toàn bộ hệ thống điện là 77.982MW. Trong đó, công suất lắp đặt của điện mặt trời là 8.872MW, điện mặt trời áp mái là 7.755MW và điện gió là 4.596 MW. |
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.