Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Cụ thể, tại buổi làm việc với tỉnh Ninh Thuận, liên doanh Công ty Cổ phần Tập đoàn T&T - Tập đoàn Orsted (Đan Mạch) đã báo cáo đề xuất chuẩn bị đầu tư 2 dự án điện gió ngoài khơi Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2 tại vùng biển huyện Thuận Nam.
Cụ thể, dự án điện gió ngoài khơi Ninh Thuận 1 có công suất 3.000MW, dự kiến thực hiện qua 3 giai đoạn (mỗi giai đoạn 1.000 MW), đầu tư từ 2029-2033, với 150 tuabin, trụ 20MW, cao trên 150m, tổng mức đầu tư 223.462 tỷ đồng (gần 10 tỷ USD). Dự án điện gió ngoài khơi Ninh Thuận 2 có công suất 2.000 MW, dự kiến triển khai sau năm 2030, với 100 tuabin, thực hiện 2 giai đoạn từ 2030-2037 với tổng vốn đầu tư khoảng 157.556 tỷ đồng (khoảng 6,5 tỷ USD).
Liên doanh nhà đầu tư cũng đã đề xuất bổ sung quy hoạch phát triển điện gió ngoài khơi vùng biển Ninh Thuận và cho phép nhà đầu tư thực hiện khảo sát trên vùng biển dự kiến thực hiện dự án, đo đạc, quan trắc, địa hình, địa chất, đo gió; lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án...
Liên doanh Công ty Cổ phần Tập đoàn T&T - Tập đoàn Orsted (Đan Mạch) làm việc với tỉnh Ninh Thuận.
Tại buổi làm việc, lãnh đạo UBND tỉnh Ninh Thuận ghi nhận những đề xuất, kiến nghị của liên danh nhà đầu tư. Trong thời gian tới, địa phương cho biết sẽ tiếp tục ủng hộ, đồng hành và tạo điều kiện thuận lợi để dự án triển khai khi được các bộ, ngành trung ương đồng ý về chủ trương thực hiện.
Còn tại buổi làm việc với lãnh đạo UBND TP. Hải Phòng về phát triển dự án điện gió ngoài khơi tại TP. Hải Phòng, liên doanh nhà đầu tư Công ty Cổ phần Tập đoàn T&T và Tập đoàn Orsted (Đan Mạch) cho biết dự án có tổng công suất là 3.900 MW chia thành 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn 1.300 MW, vận hành vào các năm 2029, 2035 và 2037. Tổng mức đầu tư mỗi giai đoạn khoảng 3,95 - 4,5 tỷ USD, tổng mức đầu tư toàn dự án lên tới 11,9 - 13,6 tỷ USD.
Vị trí dự kiến nghiên cứu là vùng biển ngoài khơi phía Đông Nam, cách đảo Bạch Long Vĩ khoảng 14km; phía Tây Bắc cách quần đảo Long Châu khoảng 36km; cách đảo Cát Bà 88km; cách huyện Tiên Lãng 76km; cách huyện Kiến Thụy 74km; cách quận Đồ Sơn 70km. Diện tích dự kiến phát triển dự án khoảng 870km2.
Qua 2 cuộc làm việc trước đó, TP. Hải Phòng đã có đề xuất Thủ tướng Chính phủ đưa dự án điện gió ngoài khơi TP. Hải Phòng vào quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Liên doanh Công ty Cổ phần Tập đoàn T&T - Tập đoàn Orsted (Đan Mạch) làm việc với TP. Hải Phòng.
Liên doanh nhà đầu tư cho biết sẽ chủ động hoàn thành các nghiên cứu liên quan, làm việc với các nhà cung cấp dịch vụ, sẵn sàng thực hiện khảo sát ngay khi được cấp giấy phép khảo sát và bày tỏ mong muốn TP. Hải Phòng hỗ trợ để dự án sớm được triển khai, phấn đấu được phép khảo sát trong năm 2023, hoàn thành giai đoạn I trước năm 2030.
Tại buổi làm việc, lãnh đạo TP. Hải Phòng đề nghị liên doanh nhà đầu tư khi nghiên cứu triển khai dự án cần tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam, không làm tác động ảnh hưởng đến luồng hàng hải và vấn đề bảo đảm an ninh quốc phòng.
TP. Hải Phòng cũng đề nghị liên doanh nhà đầu tư có báo cáo cụ thể về những khó khăn, vướng mắc; yêu cầu Sở Công Thương làm đầu mối, tổng hợp ý kiến của các sở, ban, ngành liên quan để báo cáo thành phố. Trên cơ sở đó, lãnh đạo thành phố sẽ có chỉ đạo cụ thể, xin ý kiến các bộ, ban, ngành Trung ương, thúc đẩy nhanh các thủ tục thực hiện dự án.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.