Phá đường dây chế gần 600 loại sữa giả, thu lợi 500 tỷ đồng
(VNF) - Bộ Công an vừa triệt phá một đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả với số lượng cực lớn tại Hà Nội và các tỉnh lân cận.
Ngày 16/12, Bộ Tài chính Mỹ đã xác định Việt Nam và Thụy Sĩ là hai quốc gia thao túng tiền tệ cùng với 10 quốc gia thuộc diện theo dõi. Phía Mỹ cáo buộc Việt Nam đáp ứng cả 3 tiêu chí về thặng dư thương mại song phương với Mỹ, thặng dư cán cân vãng lai và mua ròng ngoại tệ.
Chia sẻ trong báo cáo đánh giá mới đây, tiến sĩ Cấn Văn Lực cùng nhóm chuyên gia của Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV cho rằng việc cơ quan tài khóa Mỹ gắn mác Việt Nam thao túng tiền tệ là hành động mang tính chủ quan và chưa xét đến đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam cũng như khuyến cáo của các tổ chức quốc tế (WB, IMF).
Theo các chuyên gia, Việt Nam là nền kinh tế đang phát triển nhanh với độ mở cao và cần phải có các công cụ (phù hợp thông lệ quốc tế) cho phát triển bền vững, an toàn, để có khả năng chống chịu với những cú sốc từ bên ngoài.
Trong đó, việc điều hành tỷ giá những năm qua của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nằm trong khuôn khổ chính sách tiền tệ chung nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô chứ không nhằm tạo lợi thế cạnh tranh thương mại.
Từ năm 2016, NHNN đã thực hiện cơ chế điều hành tỷ giá theo biến động của rổ tiền tệ các nước có quan hệ kinh tế lớn với Việt Nam. Điều này cùng với chính sách tài khóa thận trọng đã giúp kinh tế vĩ mô ổn định suốt giai đoạn 2016-2020.
Theo tính toán, trái với nhận định của Bộ Tài chính Mỹ, thực tế trong 3 năm 2017-2019, giá trị thực của VND mới tăng khoảng 2,6%. Như vậy, cán cân thương mại Việt - Mỹ có thể bị tác động tiêu cực do đồng VND tăng giá so với USD trong 3 năm 2017-2019 chứ không hẳn là tạo lợi thế xuất khẩu.
“Việc Bộ Tài chính Mỹ khẳng định đồng VND bị định giá thấp có tạo ra lợi thế xuất khẩu cho Việt Nam cần phải được xem xét kỹ lưỡng và chính xác hơn”, nhóm chuyên gia cho biết.
Trong khi đó, thặng dư thương mại song phương và thặng dư cán cân vãng lai là kết quả của rất nhiều yếu tố liên quan tới đặc thù của nền kinh tế Việt Nam. VND giảm giá không hỗ trợ nhiều cho xuất khẩu do đặc thù cơ cấu nền kinh tế trong nước.
Cụ thể, Việt Nam là quốc gia xuất khẩu nhiều nhưng cũng nhập khẩu nhiều. Nguyên nhân chủ yếu do hoạt động xuất nhập khẩu hiện do khối doanh nghiệp FDI chi phối (70% kim ngạch xuất khẩu, 59% kim ngạch nhập khẩu giai đoạn 2017-2019).
Với việc NHNN mua ròng ngoại tệ, tiến sĩ Cấn Văn Lực cho rằng đây là động thái nhằm đảm bảo hoạt động thông suốt của thị trường ngoại tệ hơn là tạo lợi thế thương mại. Việc mua vào vừa góp phần ổn định kinh tế vĩ mô vừa gia tăng dự trữ ngoại hối (vốn ở mức thấp so với các nước trong khu vực) để tăng cường an ninh tài chính, tiền tệ quốc gia.
Theo IMF, dự trữ ngoại hối của Việt Nam đến cuối 2019 mới tương đương 3,5 tháng nhập khẩu, thấp hơn nhiều so với các nước như Singapore (5 tháng); Philippines, Hàn Quốc (8 tháng); Thái Lan (9 tháng) hay Trung Quốc (14 tháng).
Trong khi đó, Viện Nghiên cứu Kinh tế Quốc tế Peterson cho rằng cáo buộc từ Bộ Tài chính Mỹ với Việt Nam là chưa thỏa đáng và không phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Thậm chí, Bộ Tài chính Mỹ đã có những sai sót khi đưa ra các tiêu chí để xác định một nền kinh tế là thao túng tiền tệ.
Cụ thể, các quốc gia cần có nhu cầu hợp pháp về dự trữ ngoại hối vừa phải để chống chịu với các cú sốc bất ngờ. Trong số 2 quốc gia bị gắn mác thao túng tiền tệ và 10 quốc gia bị đưa vào danh sách theo dõi, tất cả đều vượt tiêu chí dự trữ ngoại hối với biên độ rộng, trừ Việt Nam.
Việc sử dụng tiêu chí có thặng dư cán cân thương mại song phương với Mỹ như là tiêu chí chính để xác định là không có cơ sở trong kinh tế học, đặc biệt trong bối cảnh xu thế toàn cầu hóa mạnh mẽ, các nền kinh tế tham gia sâu và đa dạng trong các chuỗi giá trị toàn cầu.
Vì vậy, sẽ hợp lý hơn khi chỉ xem xét việc thao túng tiền tệ đối với các quốc gia có thu nhập cao hoặc thu nhập trung bình cao, trong khi Việt Nam là quốc gia có thu nhập trung bình thấp.
Còn theo tiến sĩ Hồ Quốc Tuấn, giảng viên cấp cao Đại học Bristol (Vương Quốc Anh), việc Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách thao túng tiền tệ không phải vấn đề mới mà đã được cảnh báo từ năm 2019.
Về mặt bản chất, đây là hệ quả của việc Việt Nam nhận nhiều vốn đầu tư nước ngoài (và cán cân thanh toán nói chung cải thiện gồm cả kiều hối, xuất khẩu) trước đó, khi kinh tế đang tăng trưởng tốt và mặt bằng lãi suất cao.
"Điều này đặt chính sách tỷ giá vào thế lưỡng nan. Nếu để USD mất giá nhiều so với VND thì sẽ gây bất lợi cho xuất khẩu và bỏ lỡ cơ hội mua thêm dự trữ ngoại hối. Nhưng mua thêm USD có thể lại lọt vào danh sách thao túng tiền tệ”, ông Tuấn nói.
Tiến sĩ Hồ Quốc Tuấn cho rằng bộ tiêu chí của Mỹ sử dụng để đánh giá một nền kinh tế có thao túng tiền tệ hay không lại có phần áp đặt.
Theo đó, 3 tiêu chí được Mỹ đưa ra là thặng dư thương mại hơn 20 tỷ USD trong vòng 12 tháng; thặng dư tài khoản vãng lai hơn 2% GDP trong vòng 12 tháng; Chính phủ can thiệp thường xuyên vào thị trường ngoại hối, trong đó 6 tháng có lượng mua vào ngoại tệ ròng (trong 12 tháng đánh giá) và lượng mua ròng chiếm từ 2% GDP trở lên.
“Đây là những tiêu chí có tính chủ quan và có phần ép các nước thiên về xuất khẩu như Việt Nam. Hầu hết nước và lãnh thổ có hoạt động xuất khẩu mạnh như Trung Quốc, Đức, Đài Loan, Thái Lan chắc chắn sẽ vi phạm 2 tiêu chí đầu tiên. Chỉ có tiêu chí thứ 3 có thể tránh khỏi nếu can thiệp một cách giới hạn và không thường xuyên vào thị trường ngoại hối’, ông Tuấn bình luận.
Theo đó, với bộ tiêu chí có tính áp đặt, Mỹ thật ra đã gom toàn bộ đối tác thương mại lớn vào một danh sách theo dõi và những nước trong danh sách này có thể bị gắn nhãn thao túng tiền tệ bất kỳ lúc nào.
Năm 2019 trước đó, Trung Quốc từng bị gắn nhãn thao túng tiền tệ nhưng đã được đưa ra khỏi danh sách vào đầu năm 2020 khi Trung - Mỹ thương lượng ký kết một hiệp định thương mại mới.
Điều này cho thấy lựa chọn gắn nhãn thao túng tiền tệ của Mỹ với bất kỳ quốc gia nào không thuần túy là một quyết định khách quan hay dựa trên kết quả khoa học, mà dựa trên đánh giá chủ quan cũng như những thương lượng chính trị.
“Vì vậy, tính may rủi của sự kiện này nằm trong chính vị thế của Việt Nam. Nếu đủ mạnh, vị thế đủ lớn, có thể mang lại cho Mỹ nhiều thứ, Mỹ sẽ không ngại gỡ bỏ định danh thao túng tiền tệ với Việt Nam.
Về giải pháp ứng phó, tiến sĩ Hồ Quốc Tuấn cho biết mô hình kinh tế dựa vào dòng vốn ngoại như của Việt Nam hiện nay đều có mặt trái, nhưng không thể không thu hút và Việt Nam đang cần vốn. Việc Việt Nam thặng dư thương mại với Mỹ cũng đồng nghĩa với thâm hụt thương mại từ nhiều đối tác khác như Trung Quốc, nên Việt Nam vẫn cần tăng sức cạnh tranh.
Theo đó, hạn chế VND lên giá quá mạnh là điều cần thiết. Trong bối cảnh hiện nay, không nên phá giá có chủ đích mạnh VND vì như vậy sẽ dễ bị đối tác thương mại đáp trả và có thể tạo ra bất ổn vĩ mô không cần thiết. Vì vậy, Việt Nam nên cố gắng bảo vệ vai trò ổn định vĩ mô của NHNN và không “trói tay” NHNN quá mức nếu cần mua vào ngoại tệ.
Mặt khác, không riêng Việt Nam, nhiều nước cũng đang bị Mỹ ép với lối ngoại giao trừng phạt thương mại và đang ít nhiều không vừa lòng với bộ tiêu chí mà nước này định danh thao túng tiền tệ. Vì vậy, các nước này có thể liên kết buộc Mỹ xem xét lại bộ tiêu chí của mình.
Nước Mỹ thời ông Biden có lẽ sẽ không phải là một cường quốc đi gây chiến thương mại khắp nơi. Họ cần củng cố những mối quan hệ chiến lược. Vì vậy, cần cho Mỹ thấy không nên làm mất lòng số đông, nhất là trong đó có những nước lợi ích chiến lược.
“Chỉ có Việt Nam tự lớn mạnh và biết cách liên kết với nhiều nước khác thì mới không bị Mỹ trừng phạt riêng lẻ nữa”, ông Tuấn nhấn mạnh. Trong khi đó, tiến sĩ Cấn Văn Lực và nhóm chuyên gia tại Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV đề xuất một số giải pháp ứng phó gồm.
Theo họ, các cơ quan chức năng cần thận trọng, phối hợp, chủ động trao đổi thông tin với phía Mỹ trên tinh thần hợp tác, hai bên cùng có lợi, tiến đến quan hệ thương mại hài hòa.
Bên cạnh đó, cần đẩy nhanh tiến độ cân bằng cán cân thương mại với Mỹ do vấn đề cốt lõi mà nước này quan tâm là giảm thâm hụt thương mại với các nước. Theo đó, Việt Nam cần tăng cường nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ từ Mỹ, đặc biệt là nông sản, sản phẩm năng lượng, vận tải, máy móc, thiết bị công nghệ cao, thiết bị y tế…
Ngoài ra, các cơ quan chức năng, địa phương cần nâng cao hiệu quả quản lý, xử lý các hành vi đội lốt thương mại, đầu tư để lợi dụng những ưu đãi từ hợp tác Việt - Mỹ và các Hiệp định FTA khác cũng như hành vi trốn thuế; đẩy nhanh tiến độ, giải quyết hiệu quả các vấn đề phía Mỹ quan tâm; và chủ động xây dựng kịch bản ứng phó với các tình huống có thể xảy ra để giảm thiểu tác động tiêu cực cũng như duy trì mối quan hệ kinh tế thương mại ổn định với Mỹ.
(VNF) - Bộ Công an vừa triệt phá một đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả với số lượng cực lớn tại Hà Nội và các tỉnh lân cận.
(VNF) - Tối 10/4/2025, hệ thống nhà thuốc và trung tâm tiêm chủng FPT Long Châu là đại diện Việt Nam được vinh danh với giải thưởng "Đổi mới sáng tạo - Đột phá công nghệ của năm" (Digital Innovation of the Year) tại Healthcare Asia Pharma Awards 2025.
(VNF) - Khẳng định chính sách thuế của Mỹ không ảnh hưởng đến HAGL, bầu Đức cho biết giá chuối xuất sang Trung Quốc tăng 10%.
(VNF) - Dù bị Dior “cắt đứt” danh phận, Thùy Tiên vẫn là gương mặt đại diện của một số nhãn hàng lớn, có thể kể đến như Lazada, Sunsilk, La Vie,… và hiện các thương hiệu này cũng chưa có động thái gì liên quan đến việc hợp tác đại diện của nàng hậu.
(VNF) - Giá vàng miếng SJC bất ngờ tăng tới 3,2 triệu đồng/lượng ngay sau tin Mỹ hoãn áp thuế quan đối ứng lên 75 quốc gia, trong đó có Việt Nam.
(VNF) - Trong giai đoạn “nước rút”, học sinh lớp 9 trên toàn quốc đang chuẩn bị bước vào kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2025-2026. Đây cũng là năm đầu tiên kỳ thi tuyển sinh lớp 10 được tổ chức thi theo chương trình giáo dục phổ thông mới với nhiều thay đổi về cấu trúc đề thi, kiến thức cũng như quy chế thi.
(VNF) - TP. HCM dự kiến bố trí gần 12.000 tỷ đồng tham gia làm đường Vành đai 4 trong 2 giai đoạn đến năm 2030.
(VNF) - Giá hồ tiêu trong nước đồng loạt giảm sâu từ 5.000 – 6.000 đồng/kg sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố dự kiến áp thuế đối ứng 46% lên hàng hóa Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp đã lập tức kích hoạt các cuộc đàm phán với đối tác để tìm giải pháp ứng phó.
(VNF) - FPT Long Châu chính thức giới thiệu giải pháp điều trị mỡ máu thế hệ mới. Đây được xem là bước tiến quan trọng trong điều trị rối loạn mỡ máu – một bệnh lý tiến triển âm thầm nhưng là nguyên nhân chính gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ và nhiều biến chứng tim mạch nghiêm trọng.
(VNF) - Giá vàng nhẫn và vàng miếng SJC quay đầu tăng trở lại trong bối cảnh giá vàng thế giới có nhiều biến động.
(VNF) - Trong ngày đầu tiên biển số xe mô tô, xe gắn máy được đưa ra đấu giá, đã có 474 biển số được được đấu giá thành công với tổng số tiền gần 17 tỷ đồng.
(VNF) - Bà Lê Hằng, Phó tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam, cho rằng ngành thuỷ sản không chỉ chịu mức thuế 46%. Một số sản phẩm như tôm còn phải chịu thuế chống trợ cấp, thuế chống bán phá giá, nên ước tính mức thuế tối đa phải chịu khi xuất khẩu sang Mỹ lên tới gần 75%.
(VNF) - Hiệp hội Doanh nghiệp TP. HCM vừa công bố báo cáo quý I/2025, trong đó có 50% doanh nghiệp đang chịu tác động tiêu cực từ việc nhu cầu tiêu dùng sụt giảm; 39% thiếu vốn kinh doanh, 39% lợi nhuận giảm do chi phí sản xuất cao...
(VNF) - Giá vàng trong nước đồng loạt lao dốc trong phiên 8/4. Trong khi giá vàng miếng SJC giảm tới 2 triệu đồng/lượng thì giá vàng nhẫn cũng đánh mất mốc cao kỷ lục.
(VNF) - Giá vàng trong tuần qua biến động đầy kịch tính, tăng vọt lên đỉnh mới rồi bất ngờ giảm sâu. Nhiều chuyên gia dự báo giá vàng sẽ tiếp tục giảm mạnh, về mức 2.800 USD/ounce, trong khi nhiều ý kiến cho biết giá kim loại quý sẽ lập đỉnh mới.
(VNF) - Một số trung tâm thương mại lớn ở vị trí đắc địa vắng khách, trong khi các TTTM mới như Lotte và Aeon luôn đông đúc và kín mặt bằng.
(VNF) - Thị trường ô tô trong nước đang chứng kiến một đợt 'xả hàng' rầm rộ nhiều mẫu xe đến từ loạt thương hiệu lớn như Toyota, Honda, Subaru, Hyundai, Mazda.
(VNF) - Theo báo cáo mới nhất từ Euromonitor International, quy mô thị trường thú cưng trong khu vực này dự báo sẽ đạt khoảng 34,8 tỷ USD vào năm 2029, với tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) lên tới 4%.
(VNF) - Theo quyết định của Bộ Thương Mại Mỹ, thép mạ của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ bị Mỹ áp mức thuế chống bán phá giá sơ bộ từ 40-88%.
(VNF) - Hàng loạt xe của cư dân căng băng rôn, tập trung trước cửa trung tâm thương mại Discovery Complex Cầu Giấy (Hà Nội), khiến các cửa hàng kinh doanh tại đây chịu ảnh hưởng nặng nề.
(VNF) - Sau một thời gian nổi đình nổi đám, sản phẩm Baby Three đang chứng kiến sự suy giảm mạnh mẽ về sức hút, đặc biệt trong bối cảnh giá bán liên tục lao dốc, hàng tồn đọng và không ít cửa hàng đóng cửa.
(VNF) - Cục Hải quan đã có công văn hoả tốc gửi các Chi cục hải quan khu vực về việc tìm cách tháo gỡ khó khăn cho hàng hoá xuất khẩu sang thị trường Mỹ sau lệnh áp thuế đối ứng lên đến 46%
(VNF) - Giá vàng trong nước và thế giới biến động mạnh, tăng rồi giảm sau tin thuế đối ứng của Mỹ. Theo giới phân tích, vàng tiếp tục là tài sản lưu trữ an toàn được đông đảo nhà đầu tư lựa chọn thời gian tới.
(VNF) - Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR), đơn vị quản lý và vận hành Nhà máy Lọc dầu Dung Quất vừa được cấp chứng nhận ISCC CORSIA và ISCC EU - 2 chứng nhận quốc tế quan trọng về năng lượng tái tạo và giảm phát thải carbon. Đây là doanh nghiệp đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại được cấp đồng thời 2 chứng nhận này.
(VNF) - Liên quan tới vấn đề Mỹ áp thuế đối ứng 46% với hàng hoá Việt Nam, Bộ Công Thương cho biết cơ quan này chưa tính đến chuyện điều chỉnh mục tiêu xuất khẩu.
(VNF) - Bộ Công an vừa triệt phá một đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả với số lượng cực lớn tại Hà Nội và các tỉnh lân cận.
(VNF) - Dự án Xây dựng Trung tâm thương mại và văn phòng cho thuê Văn Phú Seoul do Công ty TNHH Seoul Việt Nam đầu tư được cấp phép từ 2008 và gần đây mới khởi động xây dựng.