Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Báo cáo của Amazon về “Người bán hàng địa phương, khách tiêu dùng toàn cầu: Xu hướng xuất khẩu thông qua thương mại điện tử tại Việt Nam”, được thực hiện bởi Công ty tư vấn và nghiên cứu thị trường AlphaBeta, cho biết năm 2021, các doanh nghiệp tại Việt Nam có tổng doanh số 75,4 nghìn tỷ đồng từ hoạt động xuất khẩu thông qua thương mại điện tử.
Dự báo đến năm 2026, nếu các doanh nghiệp siêu nhỏ (MSME) tăng tốc áp dụng thương mại điện tử, giá trị này có thể đạt tới 256,1 nghìn tỷ đồng (tương đương khoảng 11,1 tỷ USD), gấp 3,4 lần năm 2021.
Tại sự kiện ký kết biên bản ghi nhớ giữa Amazon Global Selling với Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (iDEA), Bộ Công Thương triển khai sáng kiến “Thương mại điện tử xuyên biên giới: Kỷ nguyên bứt phá”, ông Gijae Seong, giám đốc điều hành Amazon Global Selling Việt Nam, cho biết kinh doanh xuất khẩu trực tuyến hiện nay đang gặp phải nhiều thách thức như: rào cản về chi phí (bao gồm: chi phí vận hành và tiếp thị, chí phí vận chuyển ra nước ngoài, chi phí thanh toán quốc tế, chi phí đổi ngoại tệ), rào cản về quy định (như luật bảo vệ người tiêu dùng nghiêm ngặt, thuế hải quan cao, quy định nhập khẩu phức tạp của thị trường nước ngoài).
Cùng với đó là rào cản về năng lực, bao gồm: không thể cạnh tranh trong khu vực và toàn cầu, không được chuẩn bị để đáp ứng sở thích của người tiêu dùng và rào cản về ngoại ngữ. Ngoài ra còn thêm rào cản về thông tin như: thiếu thông tin về các quy định liên quan của thị trường nước ngoài, thiếu thông tin về vận tải quốc tế, thiếu thông tin về cách thức bán hàng trực tuyến ra nước ngoài và thiếu thông tin về các lựa chọn thanh toán quốc tế.
Tại sự kiện, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân, cho biết thị trường thương mại điện tử toàn cầu dự báo đạt mức doanh thu dự kiến khoảng 7.400 tỷ đồng vào năm 2025. Cùng với các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, xu hướng chuyển đổi từ kinh doanh truyền thống sang các nền tảng số đang ngày càng trở nên phổ biến và được xem là giải pháp hữu hiệu giúp các doanh nghiệp tăng trưởng thu nhập và mở rộng thị trường trong bối cảnh Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới.
Trong năm 2021, doanh thu từ thương mại điện tử bán lẻ của Việt Nam tăng 6% và đạt doanh thu 13,4 tỷ USD. Dự báo 2022 – 2025, thương mại điện tử của Việt Nam sẽ tăng trung bình 25%/năm và đạt sấp sỉ 35 tỷ USD vào năm 2025, chiếm 10% so với mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng cả nước.
Cũng theo Thứ trưởng Bộ Công Thương, bên cạnh những thuận lợi phá triển thương mại điện tử vẫn còn những bất cập đối với các doanh nghiệp Việt Nam như chưa đáp ứng được sở thích và tâm lý của người tiêu dùng nước ngoài, chưa chuẩn bị được đầy đủ các kỹ năng, kiến thức về thương mại điện tử, xây dựng định hướng kinh doanh, bảo vệ thương hiệu trong thương mại điện tử xuyên biên giới,…
Xem thêm: VinFast hợp tác với Amazon tích hợp trợ lý giọng nói Alexa vào xe điện thông minh
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.