Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Cuối tháng 3/2018, Hiệp hội bất động sản TP. HCM (HoREA) đã phát đi một văn bản dài 8 trang gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng và Thành ủy/HĐND/UBND TP. HCM. Văn bản này đã vẽ lên một bức tranh “ảm đạm” của thị trường bất động sản thành phố, trong đó nổi bật là việc hơn 100 dự án bị “đóng băng” và 300 mặt bằng đất công nằm trong diện bị thu hồi Quyết định hoặc Văn bản về sử dụng đất.
Tại cuộc họp với các doanh nghiệp bất động sản tổ chức hôm 10/4, Phó chủ tịch UBND TP. HCM Trần Vĩnh Tuyến cho biết thành phố đã có Kết luận 183 gửi Sở Tài nguyên và Môi trường về việc cho phép phục hồi 124 trong tổng số hơn 160 dự án các cơ quan chức năng phải rà soát, thanh kiểm tra, điều tra…
Thông tin này làm dấy lên các hi vọng về việc thị trường bất động sản TP. HCM “khởi sắc” trở lại sau một thời gian dài trầm lắng (báo cáo nghiên cứu thị trường của Savills Việt Nam cho biết trong quý I/2019, nguồn cung căn hộ mở bán mới tại TP. HCM giảm 38% theo quý và giảm 27% theo năm).
Trao đổi với VietnamFinance về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành, cho rằng dù lãnh đạo thành phố đã có chỉ đạo cho phép phục hồi 124 dự án nhưng đó mới chỉ “là một phần thôi”.
“Phần còn lại là những thủ tục chưa giải quyết trọn vẹn và cán bộ thụ lí, người ta còn e ngại, rụt rè, chưa chắc người ta hỗ trợ tối đa để hoàn thành thủ tục pháp lý.
“Phải chờ một vài tháng xem 124 dự án có được giải quyết hoàn toàn không, hay là lãnh đạo bên trên nói giải quyết còn lãnh đạo bên dưới thì không dám kí, không dám xử lí. Nếu vậy thì cũng như không”, ông Đực nói.
Theo ông Đực, các đại gia địa ốc của TP. HCM hiện nay đều ít nhiều dính líu đến vấn đề đất công. “Khi dính líu thì phải ngưng lại hết. Cái ngưng này không biết là 6 tháng hay 1 năm hay 2 năm”.
Ông Đực cho rằng với tình hình như vậy “chắc chắn năm nay nguồn cung căn hộ sẽ giảm khoảng 50% so với các năm trước”.
Theo ông, từ đầu năm đến giờ, các dự án khởi công không có nhiều, giấy phép xây dựng được cấp cũng giảm 50 – 60%. “Nếu chúng ta không thay đổi tích cực thì sang năm 2020, nguồn cung còn ít hơn nữa. Vì năm 2019 là năm chuẩn bị để năm 2020 làm, năm 2019 không có gì thì năm 2020 không thể khởi công, mà năm 2020 cũng chưa chắc có mấy dự án chuẩn bị để năm 2021 khởi công nữa”.
Với nguồn cung sụt giảm nghiêm trọng như vậy, ông Đực dự báo giá căn hộ tại vùng trung tâm TP. HCM sẽ tăng lên và điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới người tiêu dùng.
Đồng quan điểm với ông Đực, bà Trang Bùi, Giám đốc thị trường JLL Việt Nam, nhấn mạnh việc giải quyết thủ tục cho các dự án tại TP. HCM phải mất bao lâu là điều không ai có thể dự đoán được, nhưng “cũng có thể mất từ 1 – 2 năm”.
“Điều này chắc chắn sẽ tác động đến thị trường bất động sản. Nguồn cung khan hiếm thì ảnh hưởng tới giá bán. Còn trong trường hợp các dự án được giải quyết thủ tục đi chăng nữa thì đóng góp cho thị trường cũng không lớn. Sự tăng trưởng sẽ không còn vượt bậc như trước”, bà Trang Bùi nói.
Khi thị trường bất động sản TP. HCM bị ách tắc và vẫn còn mờ mịt về tương lai, liệu rằng các nhà đầu tư miền Nam có “bắc tiến”? Trả lời câu hỏi này, bà Trang Bùi nói: “Chúng tôi không cho rằng điều này sẽ khiến các nhà đầu tư tại TP. HCM dịch chuyển ra Hà Nội”.
“Xu hướng đầu tư sang các tỉnh lân cận để dễ dàng kết nối với các thành phố lớn đã có từ vài năm nay. Nhưng động lực của xu hướng này không phải là vì giấy phép chậm, thủ tục bị ách tắc. Đó là hai vấn đề khác nhau”, bà Trang nói thêm.
Theo bà, việc các chủ đầu tư mở rộng sang các tỉnh lân cận các thành phố lớn là một phần trong chiến lược phát triển. “Việt Nam có tốc độ đô thị hóa nhanh nhất khu vực, quá trình này làm gia tăng tổng cầu về nhà ở. Do đó, để đảm bảo phát triển trong tương lai thì ngay bây giờ các nhà đầu tư đã phải đi gom đất ở các thành phố lân cận để dự phòng”.
Ông Nguyễn Văn Đực cũng thừa nhận xu hướng đầu tư ra các tỉnh lân cận của các doanh nghiệp bất động sản tại TP. HCM. Tuy nhiên, ông Đực nhấn mạnh tới nguyên nhân ách tắc dự án tại thị trường nhà ở lớn nhất nước: “Vì những khó khăn hiện tại, các đại gia phải tạm thời tìm một số dự án bên ngoài TP. HCM hoặc vùng ven thành phố. Họ cũng chọn đất nông nghiệp, đất hoang hóa, không dính dáng đất công”.
“Tôi nghĩ cái này là tạm thời lánh nạn, chuyển quân thôi chứ làm mấy tỉnh khác chưa chắc là thành công. Người ta vẫn trông chờ vào sự thay đổi luật lệ, điều kiện để tiếp tục đầu tư tại TP. HCM chứ chẳng doanh nghiệp nào bỏ mặt trận này đâu. Phải ra ngoài làm tạm để có dự án hoạt động chứ chẳng nhẽ đóng cửa hay sao”, ông Đực bình luận.
Theo ông Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam, việc các nhà đầu tư miền Nam “bắc tiến” là có và đã bắt đầu từ năm trước. Nguyên nhân là các thị trường miền Bắc, xung quanh Hà Nội hay xa hơn là Quảng Ninh đang phát triển khá tốt. Các doanh nghiệp đánh giá xu hướng phát triển tốt nên vươn tay ra đầu tư ngoài bắc. “Họ ra khá đông đấy”, ông Đính nói.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.