'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Mới đây, phát biểu trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Ireland Micheal Martin ngày 22/2, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết dự án Dòng chảy phương Bắc 2 không thể tiến triển trong tình hình khủng hoảng hiện nay do đó ông đã chỉ thị cho Cơ quan Mạng lưới liên bang dừng quá trình phê duyệt dự án này cho đến khi có thông báo mới.
Theo Thủ tướng Scholz, động thái này của Đức nhằm phản ứng trước các hành động của Nga đối với Ukraine thời gian gần đây, bao gồm việc Moscow chính thức công nhận độc lập, đồng thời ký kết các hiệp ước hữu nghị, hợp tác và hỗ trợ với hai nước cộng hòa tự xưng Donestk (DPR) và Luhansk (LPR) ở miền Đông Ukraine.
Tổng thống Mỹ Joe Biden sau đó cũng cũng nhấn mạnh rằng Washington sẽ làm việc với Berlin để đảm bảo dự án Dòng chảy phương Bắc 2 sẽ không tiếp tục được triển khai như ông đã cam kết trước đây.
Trước đó, phát biểu tại cuộc họp báo chung cùng Thủ tướng Đức Olaf Scholz hồi đầu tháng 2, ông Biden tuyên bố “nếu Nga xâm lược, nghĩa là xe tăng hoặc quân đội Nga vượt qua biên giới Ukraine, thì sẽ không còn Dòng chảy phương Bắc 2 nữa. Chúng tôi sẽ kết thúc nó”.
Sau khi có thông báo về việc ngừng chứng nhận Dòng chảy phương Bắc 2, giá khí đốt ở châu Âu đã tăng vọt, một lần nữa nhảy trên 900 USD/1.000m3.
Ông Dmitry Peskov, thư ký báo chí của Tổng thống Nga Vladimir Putin, bày tỏ Điện Kremlin rất lấy làm tiếc và động thái này của Đức.
Ông nhấn mạnh rằng đây đơn thuần là dự án kinh tế, thương mại, có thể là yếu tố giúp cân bằng thị trường khí đốt tại châu Âu để đôi bên cùng có lợi.
Phản ứng có phần gay gắt hơn, Phó Chủ tịch hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev ngày 23/2 cho biết người dân châu Âu sẽ sớm phải trả 2.000 Euro (2.200 USD) cho mỗi 1.000 m3 khí đốt tự nhiên, tương đương tăng gấp đôi so với hiện tại.
Ở động thái liên quan, Bộ trưởng Năng lượng Qatar Saad al-Kaabi mới đây nhận định Nga chiếm 30-40% nguồn cung khí đốt cho châu Âu. Do đó, không có quốc gia đơn lẻ nào có đủ khả năng thay thế Nga đảm bảo nguồn cung khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) cho châu Âu nếu xảy ra xung đột khiến nguồn cung bị gián đoạn.
Ông Saad al-Kaabi cho biết phần lớn sản lượng LNG của Qatar đã gắn chặt với các hợp đồng dài hạn, chủ yếu cho các khách hàng châu Á, nên việc chuyển hướng sang châu Âu chỉ có thể ở mức 10-15%.
Dòng chảy phương Bắc 2 là dự án hợp tác giữa tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom của Nga cùng các công ty châu Âu là công ty Uniper và công ty Wintershall Dea thuộc tập đoàn BASF của Đức, Tập đoàn dầu khí quốc tế Shell, tập đoàn OMV của Áo và Tập đoàn Engie của Pháp. Tuyến đường ống dẫn khí đốt từ Nga qua biển Baltic đến Đức với chiều dài 1.234km được xây dựng với công suất 55 tỷ m3 khí đốt mỗi năm với tổng số tiền đầu tư ước tính khoảng 11 tỷ USD. Việc triển khai dự án Dòng chảy phương Bắc 2 vấp phải sự phản đối của một vài quốc gia, trong đó Mỹ là quốc gia phản đối mạnh mẽ nhất do lo ngại dự án này sẽ khiến châu Âu bị phụ thuộc vào nguồn năng lượng của Nga, đồng thời ảnh hưởng tới tham vọng xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng của Washington sang khu vực. Nhiều năm qua, Berlin luôn tìm cách bảo vệ dự án Dòng chảy phương Bắc 2. Tuy nhiên, cách tiếp cận này ngày càng trở nên khó khăn khi căng thẳng giữa biên giới Nga và Ukraine leo thang mạnh mẽ trong những ngày gần đây. |
Xem thêm >> Tài sản giới siêu giàu Nga ‘bốc hơi’ 32 tỷ USD sau loạt căng thẳng với Ukraine
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.