Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Kể từ khi Nga phát động “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine, Arab Saudi đã dần mất thị phần dầu lửa tại Trung Quốc, thị trường năng lượng lớn nhất thế giới, do bán dầu với giá chiết khấu cao.
Thêm vào đó, việc Arab Saudi cắt giảm sản lượng vào đầu tháng 6 đã không mang lại kết quả như mong đợi trong việc đẩy giá dầu để bù đắp cho nhu cầu sụt giảm.
Theo các nhà phân tích, cuộc chiến giành thị phần tại Trung Quốc là một trong những nguồn cơn gây ra căng thẳng giữa hai cường quốc sản xuất dầu mỏ. Điều này có thể phá vỡ liên minh vốn mong manh giữa Nga và Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) do Arab Saudi dẫn dầu.
Vào tháng 4, đã có thời điểm Nga vượt qua Arab Saudi về xuất khẩu dầu thô sang Trung Quốc, trước khi Riyadh giành lại vị trí này. Giới phân tích cho rằng có nhiều tín hiệu cho thấy Nga sẽ sớm vượt lên dẫn trước và kéo dài vị thế này trong nhiều tháng tới.
Theo Kpler, Nga hiện chiếm khoảng 14% nguồn cung dầu của Trung Quốc, tăng từ 8,8% trước khi chiến sự Ukraine nổ ra. Trong khi đó, từ tháng 3-5/2023, thị phần của Arab Saudi đã giảm xuống còn 14,5%.
Sự đảo ngược này thậm chí còn rõ ràng hơn ở Ấn Độ khi Riyadh hiện chỉ nắm giữ 13% thị phần, giảm từ mức 20% trước xung đột. Hiện tại, Moscow chiếm khoảng 40% lượng dầu nhập khẩu của Ấn Độ, tăng từ mức chỉ 3%.
Ấn Độ đã biến dầu thô giá rẻ nhập từ Nga thành dầu diesel giá cao bán sang châu Âu, nơi sản phẩm xăng dầu tinh chế của Nga bị cấm.
Trong khi đó, Trung Quốc đang tăng cường tích trữ dầu giá rẻ của Nga để sử dụng khi nền kinh tế bứt tốc và giá tăng cao hơn.
Theo công ty phân tích dữ liệu dầu mỏ Refinitiv Eikon, trong tháng 5, Bắc Kinh đã bổ sung khoảng 1,77 triệu thùng dầu/ngày vào kho dự trữ, ghi nhận mức cao nhất kể từ tháng 7/2020.
Trung Quốc đã nhập khẩu 9,71 triệu tấn dầu từ Nga trong tháng 5/2023, tăng mạnh so với mức 5,4 triệu tấn trong tháng 2/2022. Như vậy, nhập khẩu dầu thô Nga của Trung Quốc kể từ khi căng thẳng Nga - Ukraine diễn ra đã tăng gần gấp hai lần.
Ở chiều ngược lại, Nga tăng nhập khẩu nhiều công nghệ quan trọng từ Trung Quốc như chất bán dẫn và vi mạch.
Những con số này cũng phù hợp với các số liệu thương mại được công bố trong tháng này cho thấy thương mại của Trung Quốc với Nga tăng vọt lên mức chưa từng thấy kể từ tháng 2/2022.
Việc hai nền kinh tế hàng đầu châu Á tiếp tục mua mạnh dầu Nga giúp Moscow có nguồn thu dồi dào để phục vụ cho chiến sự.
Dầu giá rẻ Nga ngập tràn đang khiến giá dầu toàn cầu hạ nhiệt, gây ảnh hưởng lớn tới khả năng tài chính của Arab Saudi trong việc thực hiện kế hoạch kinh tế trong nước. Việc mất thị phần, cộng với giá dầu giảm, gây tác động “kép” tới vương quốc Arab này.
Trong một động thái bất ngờ vào đầu tháng này, Arab Saudi tuyên bố cắt giảm sản lượng thêm 1 triệu thùng dầu/ngày, sau khi đã cắt giảm 1 triệu thùng/ngày từ tháng 9 năm ngoái. Động thái này được cho là nhằm đẩy giá dầu tăng lên. Tuy nhiên, giá dầu gần như không biến động. Giá dầu Brent hiện vẫn dao động quanh mức 75 USD/thùng, thấp hơn nhiều so với mức 81 USD mà Arab Saudi cần để cân bằng ngân sách của mình, theo các nhà phân tích.
“Cắt sản lượng không khó nhưng họ đang đánh mất thị phần vào tay các quốc gia khác như Nga. Để lấy lại thị phần không hề dễ chút nào”, ông Ole Hansen, giám đốc chiến lược hàng hóa tại Saxo Bank của Đan Mạch, cho hay.
Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, việc thị phần tăng lên lại đi kèm với điểm yếu là giá giảm mạnh. Doanh thu của Nga đối với dầu xuất khẩu đã giảm 1,4 tỷ USD xuống còn 13,3 tỷ USD vào tháng 5 so với tháng trước, cùng thời điểm giá dầu quốc tế đi xuống.
Theo ông Hansen, đến nay, kế hoạch của Arab Saudi có vẻ đã thất bại. Tuy nhiên, ông dự đoán rằng nhu cầu của Trung Quốc trong quý III có thể sẽ đẩy giá dầu lên cao hơn và "tiếp sức" cho động thái giảm sản lượng của Arab Saudi.
Một số thành viên OPEC lập luận rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có sức ảnh hưởng lớn tới thị trường hợp đồng tương lai dầu mỏ hơn OPEC. Việc Fed tăng lãi suất đã làm đồng USD mạnh lên, khiến hàng hóa được giao dịch bằng đồng bạc xanh trở nên đắt đỏ hơn đối với các nước khác và gây sức ép lên giá cả.
Giới chuyên gia cho rằng việc Nga trở thành bên bán hàng giá rẻ dài hạn có thể là một lực cản đối với giá dầu quốc tế, họ cũng dự báo sản lượng dầu của Moscow sẽ giảm mạnh trong những năm tới do nước này gặp khó trong tiếp cận đầu tư và công nghệ của phương Tây.
Xem thêm >> Gia tộc Samsung chật vật trả thuế thừa kế, tiếp tục phải vay thêm 3 tỷ USD
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.