Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Kể từ khi Nga thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, các kho lưu ký chứng khoán của EU đã phong tỏa khoảng 196,6 tỷ euro (215 tỷ USD) tài sản của nước này. Trong đó, riêng Euroclear có trụ sở tại Bỉ trong quý I/2023 đã có 734 triệu euro (805 triệu USD) tiền lãi từ số tiền bị đóng băng của Nga.
Được biết, các nhà lập pháp EU đang ấp ủ kế hoạch huy động hàng tỷ euro để tái thiết Ukraine sau khi cuộc xung đột với Nga kết thúc. Một trong những phương thức mà họ đang cân nhắc là yêu cầu các tổ chức tài chính đang nắm giữ tài sản của Nga phải chuyển giao một số lợi nhuận tạo ra từ số tài sản này.
Phía Ukraine tin rằng EU có thể huy động 3 tỷ euro mỗi năm từ việc nắm giữ tài sản của Ngân hàng Trung ương Nga. Theo một quan chức cấp cao của Ukraine, họ cũng đang xem xét một kế hoạch thay thế, theo đó EU có thể sử dụng các tài sản bị tịch thu của Nga làm tài sản thế chấp để vay đầu tư thu lợi nhuận, số tiền này sẽ được chuyển cho Ukraine.
Một nhà ngoại giao EU giấu tên nói với FT rằng Ủy ban châu Âu đang hoàn thiện các đề xuất về khả năng khai thác tài sản bị đóng băng của Nga, dự kiến sẽ được công bố vào cuối tháng này.
Tuy nhiên, cũng theo FT, nhiều nhà lập pháp trong khối đã chỉ ra rằng “không có con đường pháp lý đáng tin cậy nào cho phép tịch thu tài sản bị phong tỏa hoặc tài sản cố định chỉ vì lý do duy nhất là những tài sản này đang chịu các biện pháp hạn chế của EU”. Nói cách khác, hệ thống pháp luật EU chỉ cho phép “đóng băng” tài sản chứ không được sung công.
Một quan chức Bộ Ngoại giao Đức cho biết ý tưởng sử dụng tiền của Nga để tái thiết Ukraine đã đặt ra "những câu hỏi phức tạp về tài chính và pháp lý". Họ lo ngại nếu EU lấy tiền từ Ngân hàng Trung ương Nga hoặc thu lợi nhuận từ việc đầu tư nguồn tài chính này thì có thể sẽ tạo tiền lệ cho các nước khác theo đuổi, chẳng hạn như Ba Lan, với các yêu cầu bồi thường liên quan tới Thế chiến 2 chống lại Berlin.
Ở động thái liên quan, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) thì cho rằng những hành động như vậy có thể khuyến khích các ngân hàng trung ương nắm giữ dự trữ ngoại hối lớn “quay lưng” với đồng euro, đặc biệt nếu EU quyết định hành động đơn phương và không tham gia cùng các nước G7. ECB cho rằng sự phối hợp quốc tế sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu rủi ro.
Một số ngân hàng lớn trên toàn cầu cũng lo ngại rằng việc chiếm đoạt tài sản của Nga có thể khiến Moscow trả đũa các lợi ích còn lại của họ ở nước này. Nga có thể gây khó khăn hơn cho các ngân hàng nước ngoài và nhắm mục tiêu vào nhân viên địa phương của họ.
Một số khác thì cho rằng việc đó có thể tạo tiền lệ cho các tài sản phương Tây nắm giữ ở nước ngoài cũng bị tịch thu, và do đó tác động tiêu cực lên niềm tin của các nhà đầu tư vào hệ thống ngân hàng châu Âu.
Theo Ngoại trưởng Áo Alexander Schallenberg, dù EU muốn dùng các tài sản đóng băng của Ngân hàng Trung ương Nga để hỗ trợ cho Ukraine nhưng điều này không hề dễ dàng, nếu không được thực hiện một cách kín kẽ thì có thể trở thành một thảm họa kinh tế và ngoại giao.
Xem thêm >> Trung Quốc chật vật phục hồi, doanh nghiệp Mỹ đổ xô đầu tư vào Ấn Độ
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.