Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Cơ quan Thuế Liên bang Nga (FTS) vừa công bố số liệu cho thấy doanh thu các công ty của Nga lần đầu tiên vượt 1 triệu tỷ ruble trong năm 2022 lên mức 1,27 triệu tỷ ruble (hơn 15.150 tỷ USD), gần gấp đôi so với con số 655.000 tỷ ruble trong năm 2021.
Theo FTS, sự gia tăng mạnh mẽ này chủ yếu là do doanh thu xuất khẩu của các công ty dầu khí tăng lên. Thêm vào đó, nhu cầu của người tiêu dùng đối với hàng hóa và dịch vụ phục hồi cũng góp phần giúp doanh thu các công ty tăng mạnh.
Tuy nhiên, bất chấp doanh thu tăng gấp đôi, tổng lợi nhuận của các công ty này chỉ tăng nhẹ 5,9%, từ mức 29.400 tỷ ruble (350 tỷ USD) lên 31.100 tỷ ruble (370 tỷ USD). Với lạm phát trung bình là 13,8% trong năm 2022, lợi nhuận trên thực tế đã giảm.
Sự khác biệt giữa doanh thu và lợi nhuận được cho là do chi phí tăng đột biến vì các lệnh trừng phạt mà phương Tây áp đặt lên Nga do chiến dịch quân sự tại Ukraine.
Kể từ khi Nga thực hiện chiến dịch quân sự tại Ukraine hồi tháng 2 năm ngoái, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đã triển khai tổng cộng 10 vòng trừng phạt lên nước này.
Theo Công ty công nghệ phòng chống tội phạm tài chính Castellum AI, tính đến tháng 5/2023, Mỹ đã áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với hơn 3.600 cá nhân, tổ chức, tàu và máy bay Nga.
Các mục tiêu trừng phạt của Mỹ bao gồm 10 ngân hàng hàng đầu thuộc sở hữu của Nga, các nhà sản xuất quân sự và các nhà lãnh đạo chính phủ cho đến tận Tổng thống Putin.
Các chính phủ phương Tây cũng phối hợp ngăn chặn khoảng 300 tỷ USD tài sản của Ngân hàng Trung ương Nga được giữ ở nước ngoài.
Tổng cộng, thời gian qua châu Âu đã ban hành tất cả 1.700 lệnh trừng phạt đối với nga.
Nhiều quan chức và phương tiện truyền thông phương Tây dự đoán rằng nền kinh tế Nga sẽ sụp đổ dưới áp lực của các biện pháp trừng phạt và chi tiêu quân sự.
Tuy nhiên, mới đây, Ngân hàng Thế giới (WB) thừa nhận rằng nền kinh tế Nga đang hoạt động tốt hơn đáng kể so với dự kiến. Trong nửa đầu năm 2022, Nga được hưởng lợi từ giá nhiên liệu hóa thạch ngày càng tăng trên thị trường toàn cầu. Tuy nhiên, các lệnh trừng phạt nhắm vào nhập khẩu dầu có hiệu lực vào tháng 12/2022 đã dẫn đến việc hạn chế nguồn thu của Nga.
Theo một báo cáo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) về tình hình kinh tế ở châu Âu, IMF dự đoán GDP của Nga sẽ tăng 0,7% trong năm nay, ngang bằng với Pháp.
Xem thêm >> Qatar và Trung Quốc tiếp tục ký ‘siêu hợp đồng’ khí đốt kéo dài 27 năm
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.