Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
“Không có kịch bản chắc chắn nào về tương lai. Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách ở Berlin cần tránh lặp lại sai lầm tương tự khi cho rằng tình trạng thiếu năng lượng sẽ không ảnh hưởng đến nền kinh tế", ông Habeck phát biểu tại hội nghị kinh tế Ostdeutsches Wirtschaftsforum (OWF) ở Bad Saarow mới đây.
Theo Bloomberg, dù căng thẳng đang leo thang đỉnh điểm, cho đến nay Nga vẫn tuân thủ hợp đồng cung cấp khí đốt và trả phí quá cảnh cho Ukraine. Tuy nhiên, khả năng hai bên tiếp tục gia hạn hợp đồng sau khi hết hạn vào cuối năm 2024 là cực kỳ thấp.
Trong khi Berlin tuyên bố đã từ bỏ hoàn toàn việc nhập khẩu khí đốt của Nga kể từ tháng 1, các nước EU khác vẫn dựa vào Moscow để đáp ứng nhu cầu năng lượng.
Theo lý giải của Bộ trưởng Habeck, nếu Áo, Slovakia, Italia và Hungary bị cắt nguồn cung khí đốt, Liên minh châu Âu (EU) sẽ yêu cầu Đức hỗ trợ theo các quy tắc chia sẻ khí đốt của khối, và điều này dẫn đến khó khăn cho lĩnh vực công nghiệp Đức.
Cũng theo ông Habeck, việc xây dựng các nhà ga khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) mới trên bờ biển Baltic là điều cần thiết để Berlin có thể nhập khẩu khí đốt từ Mỹ và Trung Đông. Tuy nhiên, cư dân địa phương và các nhóm môi trường đã tìm cách ngăn chặn việc xây dựng các cơ sở này.
Bộ trưởng Kinh tế Đức cũng ủng hộ các nguồn năng lượng thay thế trong nhiều tháng sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine vào tháng 2 năm ngoái.
Vận chuyển khí đốt qua Ukraine vẫn là con đường duy nhất để Nga cung cấp cho các quốc gia Tây và Trung Âu sau khi đường ống Nord Stream (Dòng chảy phương Bắc) bị hư hại và không thể hoạt động vào tháng 9 năm ngoái.
Tuy nhiên, việc cung cấp khí đốt hàng ngày của Nga tới EU thông qua Ukraine đã giảm kể từ tháng 5 năm ngoái và tiếp tục siết chặt từ đầu tháng 1 năm nay.
Theo các nhà quan sát, mặc dù vai trò của Nga với tư cách là nhà cung cấp khí đốt cho châu Âu đã giảm đáng kể nhưng nguồn khí đốt của Nga vẫn rất cần thiết để cân bằng cung-cầu tại thị trường châu Âu cho đến khi EU củng cố được khả năng tái hóa khí hoặc cho đến khi các nguồn năng lượng thay thế được đưa vào hoạt động.
Ngày 25/5, dữ liệu từ văn phòng thống kê Đức (Destatis) cho thấy tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này đã giảm từ 0,3% trong 3 tháng đầu năm nay. Đáng chú ý, trong quý trước đó, GDP Đức đã ghi nhận mức giảm 0,5%. Việc ghi nhận 2 quý tăng trưởng âm liên tiếp khiến Berlin bị coi là rơi vào một cuộc suy thoái kỹ thuật. Đây là thông tin đáng buồn với nền kinh tế lớn nhất châu Âu, vốn đã chịu áp lực đáng kể từ sau khi chiến sự tại Ukraine nổ ra và nguồn cung năng lượng từ Moscow giảm xuống đáng kể. |
Xem thêm >> Pakistan dùng nhân dân tệ mua dầu giảm giá của Nga
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.