'Ngắm' khu đất xây tổ hợp thương mại, văn phòng của TAH Invest tại Tây Hồ Tây
(VNF) - Dự án tổ hợp thương mại và dịch vụ kết hợp văn phòng được triển khai trên lô đất B2-CC4 thuộc Khu đô thị Tây Hồ Tây dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2027.
Đó là nội dung đáng chú ý trong Công văn 2235/NHNN-TT do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành về việc triển khai biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn trong hoạt động thẻ ngân hàng.
Theo đó, NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ đạo thực hiện ngay rà soát quy trình nội bộ về phát hành và sử dụng thẻ ngân hàng bảo đảm tuân thủ theo quy định pháp luật hiện hành; chỉ đạo, quán triệt cán bộ, nhân viên trong toàn hệ thống thực hiện đúng trình tự, thủ tục phát hành và sử dụng thẻ ngân hàng theo đúng quy định khi phát hành thẻ cho khách hàng.
Bên cạnh đó, rà soát đảm bảo các loại phí, lãi suất, phương pháp tính lãi đối với từng loại thẻ phát hành tuân thủ đúng quy định của NHNN và pháp luật liên quan; đồng thời phải công khai minh bạch, cung cấp đầy đủ thông tin và có biện pháp đảm bảo khách hàng đã nắm được các thông tin về quyền và nghĩa vụ của khách hàng, các loại phí, lãi suất, phương pháp tính lãi (đặc biệt là với thẻ tín dụng) và những thay đổi (nếu có) trong quá trình khách hàng sử dụng thẻ.
Đáng chú ý, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu nếu phát hiện các vấn đề bất thường trong việc sử dụng thẻ của khách hàng (như không phát sinh giao dịch, phát sinh nợ quá hạn kéo dài,…) thông qua quá trình kiểm soát, giám sát, tổ chức phát hành thẻ cần chủ động thông tin đến khách hàng và phối hợp các bên liên quan có biện pháp xử lý kịp thời đảm bảo không ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của khách hàng và tổ chức phát hành thẻ.
Thêm nữa, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cần rà soát toàn bộ quy trình xử lý tra soát, khiếu nại theo đúng quy định pháp luật; trường hợp phát sinh khiếu nại, phản ánh của khách hàng trong quá trình sử dụng thẻ, tổ chức phát hành thẻ xử lý theo đúng quy trình và quy định của pháp luật liên quan, đảm bảo nhanh chóng, kịp thời và dứt điểm, không để vụ việc kéo dài ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của khách hàng cũng như hình ảnh và uy tín của tổ chức phát hành thẻ.
NHNN cũng chỉ đạo các tổ chức tín dụng truyền thông tới khách hàng về quyền và trách nhiệm của trong quá trình phát hành và sử dụng thẻ ngân hàng; khuyến cáo khách các biện pháp bảo mật dữ liệu cá nhân, thông tin thẻ ngân hàng tránh rủi ro lộ lọt thông tin cá nhân, thông tin thẻ sử dụng cho các mục đích bất hợp pháp.
Mới đây, vụ một chủ thẻ tín dụng của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) "xài 8,5 triệu đồng nhưng gần 11 năm sau bị đòi nợ lên tới hơn 8,8 tỷ đồng" khiến nhiều người sửng sốt và cho rằng cách tính lãi suất, phí phạt của ngân hàng chưa ổn.
Chia sẻ tại họp báo định kỳ TP.HCM chiều 21/3, ông Nguyễn Hồ Hoàng Vũ, Phó Tổng Giám đốc Eximbank cho biết, ngày 19/3, đại diện của Eximbank đã gặp gỡ với khách hàng. Eximbank cùng với khách hàng trao đổi thẳng thắn, trên tinh thần hợp tác, thấu hiểu và chia sẻ, thống nhất phối hợp giải quyết vụ việc, đảm bảo quyền lợi của đôi bên trong thời gian sớm nhất.
"Eximbank cùng khách hàng thống nhất xử lý vụ việc, đảm bảo mức lãi phí hợp lý hợp tình cho hai bên và sẽ thông báo cho truyền thông trong thời gian sớm nhất. Không có chuyện ngân hàng thu 8,8 tỷ, dứt khoát không có chuyện đó", ông Vũ nói.
Theo Phó Tổng giám đốc Eximbank, đối với trường hợp của khách hàng P.H.A, khách hàng nợ thẻ quá hạn đến 11 năm. Thông thường, đối với quy trình xử lý nợ thẻ quá hạn của Eximbank, cán bộ xử lý thẻ của ngân hàng căn cứ tình hình nợ thẻ của khách hàng để đề xuất lãnh đạo một mức thu lãi, thu phí phù hợp trước khi làm việc với khách hàng. Số phí này phải trình cấp lãnh đạo phê duyệt trước khi báo cho khách hàng.
(VNF) - Dự án tổ hợp thương mại và dịch vụ kết hợp văn phòng được triển khai trên lô đất B2-CC4 thuộc Khu đô thị Tây Hồ Tây dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2027.