Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
WB đang tiến hành khảo sát thường xuyên đối với 500 doanh nghiệp tại Việt Nam để đánh giá tác động của đại dịch Covid-19 đối với hoạt động của doanh nghiệp (doanh thu, thanh khoản và việc làm), các chiến lược thích ứng (sử dụng các nền tảng và giải pháp kỹ thuật số), và khả năng tiếp cận hỗ trợ của chính phủ.
Trong đợt khảo sát lần 2, được thực hiện từ ngày 15/9-27/10, WB đưa ra nhận định rằng các doanh nghiệp Việt Nam đang hồi phục ở mức trung bình, nhiều doanh nghiệp đang mở cửa trở lại và mức giảm sút doanh thu cũng giảm xuống.
Số trường hợp phải cắt giảm giờ làm, giảm lượng khách hàng hay thiếu nguồn cung vật tư cũng giảm xuống.
Tuy nhiên, mức sụt giảm doanh số vẫn khá nghiêm trọng (-36% so với cùng kỳ năm ngoái), và tổng số việc làm vẫn chưa được phục hồi và còn thấp hơn nhiều so với thời điểm tháng 1/2020.
Bên cạnh đó, tình trạng phục hồi cũng không đồng đều. Một số doanh nghiệp đã cải thiện doanh số nhưng nhiều doanh nghiệp khác thậm chí còn bị sụt giảm hơn cả hồi tháng 6; các ngành bán lẻ, bán buôn và các doanh nghiệp quy mô vừa và lớn có tốc độ phục hồi nhanh hơn.
Cầu giảm là nguyên nhân chính dẫn đến tác động hiện nay. Mức độ cạnh tranh tăng lên đối với một số doanh nghiệp trong khi giảm đi đối với một số khác.
Chi phí sản xuất cũng diễn tiến theo nhiều hướng khác nhau, trong khi tại 19% số doanh nghiệp chi phí sản xuất tăng khoảng 14% thì tại 13% số doanh nghiệp chi phí sản xuất giảm 20%.
Khoảng 40% doanh nghiệp gặp khó khăn do nguồn cung đầu vào giảm, và 10% phải hủy hợp đồng bán hàng do không đủ vật tư đầu vào. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng gặp khó khăn do thời gian chờ đợi kéo dài hay gặp vấn đề về kho vận. Các doanh nghiệp lớn ít gặp vấn đề về chuỗi cung ứng đầu vào hơn.
Các doanh nghiệp sử dụng vật tư nhập khẩu, nhất là từ Trung Quốc, dễ bị tác động bởi gián đoạn chuỗi cung ứng hơn.
Tình trạng thanh khoản đã cải thiện nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn có nguy cơ bị đọng nợ, nhất là các doanh nghiệp trong các ngành dịch vụ khác (dịch vụ nhưng trừ bán lẻ, bán buôn).
Theo khảo sát, các doanh nghiệp ngày càng bi quan về tình trạng bán hàng và tăng trưởng việc làm trong vòng 6 tháng tới, các doanh nghiệp bị sụt giảm doanh số nhiều lại càng bi quan hơn.
Khảo sát cũng cho thấy các doanh nghiệp tăng cường thích nghi với hoàn cảnh bằng cách ứng dụng công nghệ số, tỉ lệ doanh nghiệp ứng dụng hoặc tăng cường sử dụng công nghệ số đã tăng từ 50% lên 60% kể từ tháng 6. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) đang bắt kịp dần với doanh nghiệp lớn trong đầu tư vào các giải pháp công nghệ số.
Tình trạng tiếp cận hỗ trợ từ chính phủ đã cải thiện đáng kể trong giai đoạn tháng 6 đến tháng 9, 10.
Theo WB, mặc dù các chương trình hỗ trợ đã được tuyên truyền và biết đến nhiều hơn nhưng vẫn chưa đủ mức. Ngoài ra, không thấy có bằng chứng cho thấy hỗ trợ của chính phủ có tác động lên tình trạng hiện nay của doanh nghiệp (doanh số, khả năng tuyển dụng lao động, sa thải lao động, dòng tiền).
Xem thêm >> Vừa tuyên bố vaccine Covid-19 của Trung Quốc hiệu quả tới 97%, Indonesia vội vã đính chính
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.