Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Theo tài liệu ĐHCĐ thường niên năm 2021, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, HoSE: STB) dự kiến tổng tài sản tăng 8% so với năm 2020 lên 533.300 tỷ đồng. Tổng nguồn vốn huy động dự kiến đạt 485.500 tỷ đồng, tổng dư nợ tín dụng đạt 372.000 tỷ đồng, đều tăng trưởng ở mức 9%. Tỷ lệ nợ xấu duy trì dưới 2%.
Sacombank dự kiến thu về 4.000 tỷ đồng lãi trước thuế, tăng 20% so với mức thực hiện năm 2020 và cũng là mức lợi nhuận cao kỷ lục mà Sacombank chưa từng ghi nhận trong lịch sử hoạt động.
Ngân hàng này cũng đặt kế hoạch đầu tư tài sản cố định mới trong năm với giá trị đầu tư là 1.646 tỷ đồng, bổ sung vốn cho ngân hàng con tại Lào 302 tỷ đồng.
Về kế hoạch phân phối lợi nhuận năm 2020, Sacombank dự kiến trích lập một phần lợi nhuận sau thuế vào các quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính, quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi.
Phía Sacombank cho biết, kế hoạch chia cổ tức năm nay sẽ thực hiện theo đề án tái cơ cấu sau sáp nhập được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) phê duyệt theo Quyết định số 34/QĐ-NHNN.Tym ngày 22/5/2017. Theo đó, ngân hàng này đã không tiến hành chia cổ tức cho các cổ đông từ năm 2015 đến nay.
Nguồn lợi nhuận giữ lại của Sacombank hiện đang ở mức cao hơn 6.000 tỷ đồng. Sacombank đang chờ Ngân hàng Nhà nước phê duyệt để sử dụng lợi nhuận giữ lại để chia cổ tức bằng cổ phiếu nhằm tăng vốn điều lệ cũng như đáp ứng kỳ vọng của cổ đông.
>>> Xem thêm: Sacombank muốn cán mốc lợi nhuận 4.000 tỷ, đang trình NHNN chia cổ tức
Trả lời báo giới tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3/2021 về vấn đề "sốt" đất hiện nay, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú, cho biết vấn đề bất động sản thời gian gần đây tương đối nóng, tại nhiều địa phương, giá bất động sản có chiều hướng tăng lên.
Theo ông Tú, có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên, trong đó có tình trạng một số đối tượng cơ hội, tung tin không chính xác dựa vào một số vấn đề hiện nay trong công tác điều hành giá cả, thuế đất… để kiếm chênh lệch, lợi nhuận từ việc đầu cơ.
Về phía ngành ngân hàng, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết riêng lĩnh vực tín dụng bất động sản là một trong lĩnh vực ngành ngân hàng quản lý rất sát sao, chặt chẽ.
"Câu chuyện dịch chuyển dòng vốn, tiền tệ sang thị trường bất động sản hay thị trường khác đều là một trong những nội dung được quán xuyến và quan tâm trong điều hành hoạt động của Ngân hàng Nhà nước và thường xuyên kịp thời cảnh báo các tổ chức tín dụng khi có những dấu hiệu của sự không đảm bảo ổn định, cũng như có những dấu hiệu hụt dòng trong đầu tư quá lớn", ông Tú nói.
Cũng theo lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 15/3, dư nợ cho vay bất động sản của ngành ngân hàng tăng 2,13%, cao hơn tốc độ tăng tín dụng hiện nay.
Ông Tú cho biết thời gian hiện nay cũng như sắp tới, trước tình hình bất động sản có những dấu hiệu nóng, Ngân hàng Nhà nước đã giám sát và cũng có cảnh báo tới các tổ chức tín dụng.
>>> Xem thêm: 'Sốt' đất khắp nơi: Cho vay bất động sản tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank, UPCoM: VBB) vừa thông báo về việc được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tăng vốn điều lệ thêm hơn 586 tỷ đồng.
Theo đó, Vietbank sẽ phát hành hơn 58,6 triệu cổ phiếu để trả cổ tức cho các cổ đông hiện hữu với tỷ lệ phân phối là 100:14, cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ được nhận 14 cổ phiếu phát hành thêm. Các cổ phiếu này sẽ không bị hạn chế chuyển nhượng.
Nguồn vốn được sử dụng là từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm 2017 – 2019 sau khi trích lập các quỹ.
Vốn điều lệ của Vietbank sẽ tăng lên hơn 4.776 tỷ đồng sau khi hoàn tất việc phát hành. Toàn bộ phần vốn huy động được dự kiến được sử dụng cho việc đầu tư tài sản để phát triển, mở rộng mạng lướt hoạt động và bảo đảm tuân thủ các tỷ lệ an toàn trong động của Vietbank.
>>> Xem thêm: Vietbank được chấp thuận tăng vốn lên trên 4.700 tỷ đồng
Tính đến ngày 31/3/2021, tổng tài sản của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HoSE: SSB) đạt 184.302 tỷ đồng, tăng 24%; lợi nhuận trước thuế đạt 698,3 tỷ đồng, gấp 2,3 lần so với cùng kỳ năm 2020.
Tiền gửi khách hàng của SeABank đạt 115.198 tỷ đồng, tăng 16,8%; cho vay khách hàng cũng tăng 14,3% so với cùng kỳ, đạt 111.050 tỷ đồng.
Tổng thu thuần từ hoạt động kinh doanh (TOI) của ngân hàng đạt 1.440 tỷ đồng, tăng 48% và tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) ở mức 40,8% so với mức 52,9% cùng kỳ năm 2020.
Ngày 24/3 vừa qua, cổ phiếu SSB của SeABankđã chính thức giao dịch trên HoSE và có 6 phiên tăng trần liên tiếp lên 28.150 đồng/cổ phiếu (ngày 31/3/2021), đưa giá trị vốn hóa của ngân hàng lên hơn 34.026 tỷ đồng, tương đương gần 1,48 tỷ USD, nằm trong top 12 ngân hàng có vốn hóa lớn nhất trên thị trường chứng khoán.
Trong năm 2020, SeABank đã hoàn thành tăng vốn điều lệ từ 9.369 tỷ đồng lên gần 12.088 tỷ đồng, trở thành một trong 13 ngân hàng TMCP có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam.
>>> Xem thêm: Quý I/2021: Lãi trước thuế của SeABank tăng gấp 2,3 lần cùng kỳ
Theo tài liệu ĐHCĐ thường niên, Ngân hàng TMCP Phát triển TP. HCM (HDBank, HoSE: HDB) dự kiến tổng tài sản tăng 25% lên 399.320 tỷ đồng. Tổng huy động (từ tiền gửi khách hàng, giấy tờ có giá, vốn tài trợ ủy thác đầu tư, tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng) dự kiến đạt 359.851 tỷ đồng, dư nợ tín dụng đạt 236.768 tỷ đồng, lần lượt tăng 25% và 26% so với mức thực hiện năm 2020.
Tỷ lệ nợ xấu dự kiến duy trì dưới hoặc bằng 2%, ROA năm 2021 kế hoạch giảm nhẹ về 1,62%, ROE tăng nhẹ lên 21,1%.
HDBank kỳ vọng lợi nhuận trước thuế thu về năm đạt 7.281 tỷ đồng, tăng 25% so với mức thực hiện năm 2020.
HĐQT HDBank trình ĐHCĐ phương án phân phối lợi nhuận năm 2020 thông qua chia cổ tức bằng cổ phiếu cho các cổ đông với tỷ lệ 25%.
Theo đó, HDBank dự kiến phát hành hơn 402 triệu cổ phiếu mới để phân phối cho các cổ đông với tỷ lệ 100:25, vốn điều lệ sau phát hành sẽ tăng từ 16.088 tỷ đồng lên 20.111 tỷ đồng.
Ngoài ra, ngân hàng này cũng trình ĐHCĐ phương án bán hơn 15 triệu cổ phiếu quỹ cho người lao động (ESOP) và xin ý kiến về việc chấm dứt sáp nhập Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PGBank).
>>> Xem thêm: HDBank kỳ vọng lợi nhuận vượt 7.200 tỷ, muốn tăng vốn lên trên 20.000 tỷ
Theo tài liệu ĐHCĐ thường niên, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, HoSE: TPB) đặt mục tiêu tổng tài sản tăng 21% lên 250.000 tỷ đồng.
Tổng huy động dự kiến đạt 221.893 tỷ đồng, tăng 20% so với mức thực hiện năm 2020. Trong đó, tiền gửi khách hàng và phát hành giầy tờ có giá dự kiến đạt 172.010 tỷ đồng, tiền gửi và vay của tổ chức tín dụng khác đạt 49.883, lần lượt tăng trưởng ở mức 20% và 22%.
Dự nợ cho vay và trái phiếu tổ chức kinh tế dự kiến tăng 25% lên 165.434 tỷ đồng, tùy thuộc vào mức Ngân hàng Nhà nước cho phép. Tỷ lệ nợ xấu kế hoạch duy trì dưới 2%.
Năm 2021, TPBank kỳ vọng lợi nhuận trước thuế thu về 5.500 tỷ đồng, tăng 25% so với mức thực hiện năm 2020, cũng là mốc lợi nhuận cao kỷ lục mà ngân hàng này chưa từng ghi nhận.
Về phương án phối lợi nhuận năm 2021, HĐQT TPBank đề xuất để lại lợi nhuận chưa phân phối để mở rộng hoạt động kinh doanh năm nay. Lợi nhuận để lại chưa phân phối tại thời điểm cuối năm 2020 sau khi trích lập các quỹ là hơn 2.978 tỷ đồng.
>>> Xem thêm: TPBank đặt mục tiêu lãi 5.500 tỷ đồng, tiếp tục đề xuất không chia cổ tức năm 2021
Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư số 03/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (TCTD) cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Theo đó, về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, TCTD cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với số dư nợ của khoản nợ khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện 8 điều kiện.
Thứ nhất, phát sinh trước ngày 10/6/2020 từ hoạt động cho vay, cho thuê tài chính.
Thứ hai, phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi trong khoảng thời gian từ ngày 23/1/2020 đến ngày 31/12/2021.
Thứ ba, số dư nợ của khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ thuộc một trong các trường hợp: số dư nợ còn trong hạn hoặc quá hạn đến 10 ngày kể từ ngày đến hạn thanh toán, thời hạn trả nợ theo hợp đồng, thỏa thuận; số dư nợ của khoản nợ phát sinh trước ngày 23/1/2020 và quá hạn trong khoảng thời gian từ ngày 23/1/2020 đến ngày 29/3/2020; số dư nợ của khoản nợ phát sinh từ ngày 23/1/2020 và quá hạn trước ngày 17/5/2021.
Thứ tư, được TCTD đánh giá khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc và/hoặc lãi theo hợp đồng, thỏa thuận do doanh thu, thu nhập sụt giảm bởi ảnh hưởng của dịch Covid -19.
Thứ năm, khách hàng có đề nghị được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và TCTD đánh giá khách hàng có khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại.
Thứ sáu, TCTD không thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khoản nợ vi phạm quy định pháp luật.
Thứ bảy, thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ (kể cả trường hợp gia hạn nợ) phù hợp với mức độ ảnh hưởng của dịch Covid-19 đối với khách hàng và không vượt quá 12 tháng kể từ ngày TCTD thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
Cuối cùng, việc thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng thực hiện đến ngày 31/12/2021.
>>> Xem thêm: Sửa Thông tư 01: Chính thức áp dụng lộ trình trích lập dự phòng 3 năm
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.