Ngành ôtô khó né 'đòn' Covid-19

Nguyễn Hải - Thùy Dương - 15/03/2020 09:05 (GMT+7)

Doanh nghiệp ôtô trong nước có thể bị ảnh hưởng từ việc đứt nguồn cung, dù tạm thời vẫn đủ linh kiện để sản xuất.

VNF
Nhiều hãng xe có nguy cơ phải thu hẹp sản xuất nếu đứt nguồn cung phụ tùng Ảnh: NGUYỄN HẢI

Từ công xưởng của thế giới là Trung Quốc, linh kiện, phụ tùng phục vụ lắp ráp ôtô tỏa đi các nhà máy sản xuất xe hơi ở Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc..., kể cả Việt Nam. Vì vậy, khi sản xuất tại Trung Quốc bị đình trệ bởi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, chuỗi cung ứng linh kiện toàn cầu đã thiếu hụt.

Nhiều hãng xe đóng cửa

Truyền thông thế giới một tháng qua không ngừng đưa tin việc các doanh nghiệp (DN) sản xuất xe hơi tạm dừng hoạt động hoặc thu hẹp quy mô bởi tác động từ dịch Covid-19. Hãng sản xuất xe hơi Đức Volkswagen mới đây xác nhận đã đóng cửa các nhà máy tại Trung Quốc do lo ngại về dịch bệnh và thiếu phụ tùng sản xuất. Nhiều hãng xe khác như BMW, Daimler, Toyota, Honda, Nissan, Ford, GM, Tesla tại Trung Quốc cũng tạm ngưng sản xuất từ tháng 2 vừa qua.

Tại Hàn Quốc, Hyundai buộc phải đóng cửa các nhà máy lắp ráp ôtô do thiếu nguồn cung linh kiện từ Trung Quốc. Nhà sản xuất ôtô SsangYong Motor của Midtier Hàn Quốc (thuộc sở hữu của tập đoàn Ấn Độ Mahindra & Mahindra), hãng xe Renault của Pháp tạm ngừng vận hành nhà máy ở Hàn Quốc với chung lý do thiếu linh kiện. Tình trạng tương tự cũng diễn ra ở châu Âu, Mỹ và Nhật Bản - nơi có những hãng xe nổi tiếng thế giới.

Từ đại công xưởng Trung Quốc, linh kiện, phụ tùng tỏa đi các nhà máy sản xuất xe hơi trên thế giới. Riêng Mỹ đã nhập tới 25% tổng số linh kiện, phụ tùng mà Trung Quốc xuất khẩu mỗi năm. Ngoài ra, 10% linh kiện, phụ tùng từ Trung Quốc được chuyển đến Nhật Bản, Hàn Quốc và Đức mỗi nước nhập khoảng 5%. Riêng năm 2018, theo thống kê, Mỹ nhập linh kiện, phụ tùng từ Trung Quốc với trị giá khoảng 11 tỉ USD, Nhật Bản nhập khoảng 3,2 tỉ USD…

Chưa kể, nhiều công ty của Mỹ còn thường xuyên nhập khẩu phụ tùng ôtô có nguồn gốc Trung Quốc theo hình thức gián tiếp thông qua một số nước như Nhật Bản, Mexico. Bên cạnh đó, việc nhập khẩu linh phụ kiện đầu vào từ các quốc gia khác ngoài Trung Quốc cũng khó khăn bởi cùng chịu ảnh hưởng từ dịch bệnh hoặc có xu hướng thận trọng trong giao thương hàng hóa vì lo ngại dịch bệnh. Bởi vậy, nguồn cung linh kiện ở những chuỗi cung ứng được hình thành xung quanh các tập đoàn đa quốc gia đều khá căng thẳng.

Doanh nghiệp nội lo xoay xở

Dẫu vậy, trao đổi với chúng tôi, đại diện Toyota Việt Nam (TMV) tự tin cho biết việc nhập khẩu linh kiện cũng như hoạt động sản xuất - kinh doanh vẫn diễn ra bình thường. Song, TMV đang tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình để đưa ra các phương án phù hợp, cố gắng tránh ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất - kinh doanh. "TMV chưa có kế hoạch thay đổi chiến lược bán hàng trong thời gian tới, đồng thời đã chủ động lên phương án bảo đảm an toàn cho nhân viên cũng như duy trì hoạt động" - đại diện TMV nói.

Theo đại diện Mercedes - Benz Việt Nam (MBV), để phục vụ lắp ráp xe trong nước, MBV phải nhập khẩu bộ linh kiện từ Đức. Tuy vẫn sản xuất hết công suất bởi chưa bị thiếu linh kiện, phụ tùng nhưng hãng xe này tỏ ra lo lắng tình hình dịch bệnh sẽ khiến khách hàng e ngại ra ngoài mua sắm, dẫn đến cầu giảm, kéo theo giá xe cũng như doanh số bán hàng có thể giảm.

Đại diện một DN cho hay chỉ còn nguồn phụ tùng tồn kho đủ để sản xuất cầm chừng trong gần một tháng tới. Nếu tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp và nguồn cung tiếp tục bị ảnh hưởng, DN buộc phải tạm dừng sản xuất một phần và nhiều kế hoạch kinh doanh khác cũng sẽ bị lùi vô thời hạn.

Ở góc nhìn tổng thể, cơ quan quản lý nhà nước khẳng định đến đầu tháng 4-2020, các DN sẽ thiếu hụt nguồn linh kiện sản xuất dù tại thời điểm này, một số nhà sản xuất vẫn cho biết họ chưa bị tác động do dịch bệnh. Bởi vì năm 2019, trong gần 4 tỉ USD linh kiện, phụ tùng nhập khẩu về nước, có tới gần 18% từ Trung Quốc, gần 29% từ Hàn Quốc. Riêng với ôtô tải, hơn 70% linh kiện, phụ tùng nhập từ Trung Quốc.

"Kể cả những quốc gia lớn có tỉ lệ nội địa hóa rất cao thì cũng khó tránh khỏi ảnh hưởng vì chỉ một linh kiện rất nhỏ không nhập được thì toàn bộ quy trình sản xuất bị ngừng lại. Việt Nam cũng không ngoại lệ. Đặc biệt, với ngành sản xuất ôtô, không dễ dàng tìm nguồn cung thay thế trong ngắn hạn do đặc thù về kỹ thuật, công nghệ, chất lượng riêng biệt phù hợp với tiêu chuẩn của từng công ty" - ông Trương Thanh Hoài, Cục trưởng Cục Công nghiệp - Bộ Công Thương, nhận định.

Ông Hoài chia sẻ thêm rằng không phải DN nào cũng sẵn lòng thông tin cụ thể về tình trạng thiếu hụt nguồn cung linh kiện, phụ tùng vì nhiều lý do nhạy cảm. "Nói có thể tìm nguồn cung thay thế là chưa đúng. Tình hình hiện nay là không có lối thoát và dường như không còn cách nào khác ngoài việc chờ đợi diễn biến tiếp theo bởi yếu tố khó lường nhất là không biết dịch bệnh sẽ kéo dài đến lúc nào" - ông Hoài nói. 

Cục trưởng Cục Công nghiệp Trương Thanh Hoài kiến nghị Chính phủ trực tiếp đàm phán với chính quyền các địa phương Trung Quốc để xem xét áp dụng hợp lý các biện pháp kiểm soát biên giới trong việc phòng ngừa dịch bệnh, bảo đảm nhập khẩu được nguồn linh phụ kiện đầu vào phục vụ sản xuất ôtô.

Theo NLĐ
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
DN nợ thuế 185 tỷ, 'Bông hồng vàng' Phú Yên bị đề nghị tạm hoãn xuất cảnh

DN nợ thuế 185 tỷ, 'Bông hồng vàng' Phú Yên bị đề nghị tạm hoãn xuất cảnh

(VNF) - Bà Võ Thị Thanh (từng được gọi là 'bông hồng vàng' Phú Yên) bị Cục Thuế tỉnh Phú Yên đề nghị tạm hoãn xuất cảnh khi Công ty Cổ phần Thuận Thảo nợ thuế gần 185 tỷ đồng.

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu giảm lãi suất cho vay 1-2%

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu giảm lãi suất cho vay 1-2%

(VNF) - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) yêu cầu các ngân hàng tiết giảm chi phí, đơn giản hóa thủ tục cho vay, nỗ lực phấn đấu giảm 1-2%/năm lãi suất cho vay.

Sơn Hà đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu năm thứ 11 liên tiếp

Sơn Hà đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu năm thứ 11 liên tiếp

(VNF) - Ngày 30/5, Công ty Cổ phần Quốc tế Sơn Hà (HoSE: SHI) đã tổ chức thành công đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 (AGM 2024) với nhiều nội dung đáng chú ý.

Chuyển động mới nhất, 'siêu' dự án Aqua City của Novaland đón tin vui

Chuyển động mới nhất, 'siêu' dự án Aqua City của Novaland đón tin vui

(VNF) - Bộ Xây dựng vừa có văn bản hướng dẫn điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung TP. Biên Hòa đến năm 2030, tầm nhìn 2050. Đây là tiền đề để tỉnh hoàn tất thủ tục phê duyệt đồ án điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung TP. Biên Hòa và tiến tới giải quyết những khó khăn, vướng mắc tại phân khu C4 thuộc dự án Aqua City.

Grab hợp tác với OpenAI, xây dựng các giải pháp AI tiên tiến

Grab hợp tác với OpenAI, xây dựng các giải pháp AI tiên tiến

(VNF) - Theo tuyên bố được đưa ra ngày 30/5, Grab và OpenAI đang hợp tác để xây dựng và triển khai các giải pháp AI cho hệ sinh thái của ứng dụng gọi xe công nghệ.

PwC gặp khủng hoảng tại Trung Quốc: 'Dính' tới bê bối Evergrande, gần 20 công ty hủy hợp đồng

PwC gặp khủng hoảng tại Trung Quốc: 'Dính' tới bê bối Evergrande, gần 20 công ty hủy hợp đồng

(VNF) - PwC đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng ở Trung Quốc khi gã khổng lồ kiểm toán toàn cầu đã bị gần 20 công ty hàng đầu hủy hợp đồng kể từ khi bị cho là "dính líu" tới bê bối gian lận kiểm toán tại Evergrande.

PSH nhận tin dữ, cổ phiếu lập tức giảm sàn, 'trắng bên mua'

PSH nhận tin dữ, cổ phiếu lập tức giảm sàn, 'trắng bên mua'

(VNF) - Cổ phiếu PSH nhanh chóng giảm kịch sàn ngay sáng 30/5, sau khi con trai Chủ tịch nhận 'tráp phạt' từ UBCKNN vì hành vi thao túng, tạo cung cầu giả.

THACO kiến tạo ‘giá trị thật’, hướng tới phát triển bền vững

THACO kiến tạo ‘giá trị thật’, hướng tới phát triển bền vững

(VNF) - Sau 27 năm hình thành và phát triển, THACO đã trở thành tập đoàn công nghiệp đa ngành, phát triển trong các lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế đất nước. Bước vào giai đoạn phát triển mới, THACO cho biết sẽ tập trung kiến tạo “giá trị thật”, hướng tới phát triển bền vững trong từng ngành nghề.

UBTV Quốc hội tán thành Luật đất đai, Nhà ở và Kinh doanh BĐS có hiệu lực từ 1/8

UBTV Quốc hội tán thành Luật đất đai, Nhà ở và Kinh doanh BĐS có hiệu lực từ 1/8

(VNF) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản tán thành với đề nghị của Chính phủ về việc cần sớm triển khai thi hành Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở nhằm tháo gỡ các vướng mắc.

DN nội khó khăn, nhà đầu tư ngoại đổ gần 2 tỷ USD vào Việt Nam

DN nội khó khăn, nhà đầu tư ngoại đổ gần 2 tỷ USD vào Việt Nam

(VNF) - Tính đến cuối tháng 5/2024, vốn đầu tư nước ngoài đổ vào ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với gần 1,98 tỉ USD, chiếm gần 17,9% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 70,8% so với cùng kỳ. Điều này được cho là đến từ sự hấp hẫn của thị trường BĐS Việt Nam, bất chấp những khó khăn trước mắt của thị trường.

Tháp tài chính quốc tế IFT của Bảo Việt: Gần 20 năm vẫn 1 mảnh đất hoang

Tháp tài chính quốc tế IFT của Bảo Việt: Gần 20 năm vẫn 1 mảnh đất hoang

(VNF) - Khu đất này có diện tích khoảng 13.000m2 tại số 220 Trần Duy Hưng (Hà Nội), được giao cho Tập đoàn Bảo Việt để triển khai dự án Tháp Tài chính Quốc tế IFT từ năm 2005.