'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Một nghiên cứu được thực hiện bởi Nikkei Asia, với dữ liệu từ QUICK-FactSet, cho thấy khoảng 3.700 công ty phi tài chính niêm yết trên các sàn giao dịch Đông Nam Á có tổng vốn hóa thị trường là 1.630 tỷ USD vào cuối tháng 7/2023.
Con số này thể hiện mức tăng 12% so với cuối tháng 12/2019 - trước khi đại dịch Covid-19 lây lan trên toàn cầu, đồng thời tăng 27% so với cuối năm 2013.
Trong đó, các doanh nghiệp tăng trưởng tập trung ở 6 nền kinh tế chính ở Đông Nam Á bao gồm Thái Lan, Indonesia, Philippines, Singapore, Malaysia và Việt Nam.
Cụ thể, Delta Electronics Thái Lan, một công ty con của tập đoàn Delta Electronics của Đài Loan, đã ghi nhận mức vốn hóa thị trường tăng gấp 18 lần kể từ cuối năm 2019 lên 41,1 tỷ USD.
Nhà sản xuất này hiện đứng thứ 2 trong số các công ty Đông Nam Á có thị giá tăng mạnh nhất trong cuộc khảo sát, tăng từ vị trí thứ 134 vào năm 2019, vượt trội so với những "gã khổng lồ" lâu đời như tập đoàn CP hàng đầu Thái Lan.
Mức tăng trưởng vượt trội của Delta Electronics Thái Lan là nhờ động thái chuyển trọng tâm sản xuất linh kiện điện tử từ Trung Quốc sang Đông Nam Á. Ngoài việc được hưởng lợi từ việc giảm rủi ro về chuỗi cung ứng, các nhà đầu tư còn kỳ vọng Delta Electronics Thái Lan sẽ nắm bắt được nhu cầu từ ngành công nghiệp xe điện đang phát triển.
Thậm chí, Sở giao dịch chứng khoán Thái Lan đã cảnh báo các nhà đầu tư thận trọng với cổ phiếu Delta do biến động giá quá mạnh có thể dẫn tới nguy cơ đầu cơ.
Tuy nhiên, ông Supachai Wattanavitheskul, nhà phân tích tại Yuanta Securities ở Thái Lan, nhận thấy tiềm năng tăng trưởng bền vững của công ty.
Ông Supachai nói: “Delta đã đầu tư vào Ấn Độ từ lâu. Họ có thể thu được nhiều lợi ích từ sự cạnh tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc”.
Ngoài Delta Electronics Thái Lan, "gã khổng lồ" trò chơi và thương mại điện tử Sea của Singapore đứng thứ 3 trong bảng xếp hạng của Nikkei, leo từ vị trí thứ 20 vào năm 2019 sau khi nắm bắt được nhu cầu tiêu dùng tại gia phát sinh từ đại dịch.
Nền tảng thương mại điện tử chính của Sea, ứng dụng Shopee, hiện đã trở thành dịch vụ bán hàng trực tuyến lớn nhất Đông Nam Á.
Tăng trưởng doanh số bán hàng của Sea chững lại sau khi các nền kinh tế bắt đầu mở cửa trở lại và công ty đã tiến hành cắt giảm nhân sự hàng loạt vào năm ngoái nhằm nỗ lực có lãi. Mặc dù vậy, vốn hóa thị trường của Sea vẫn tăng gần gấp 3 lên 34,6 tỷ USD kể từ cuối năm 2019.
Trái với sự khởi sắc của các công ty công nghệ, vốn hóa thị trường của các tập đoàn lớn và công ty nhà nước ở Đông Nam Á không có biến động bất ngờ, thậm chí khá "mờ nhạt", theo Nikkei.
Ví dụ, PTT, tập đoàn năng lượng do chính phủ Thái Lan kiểm soát, dẫn đầu tất cả các công ty Đông Nam Á vào cuối năm 2019 về vốn hoá thị trường, nhưng năm nay đã tụt xuống vị trí thứ 6. Giá trị thị trường của PTT đã giảm hơn 30% trong khoảng thời gian đó xuống còn 29,2 tỷ USD.
PTT báo cáo rằng thu nhập trước lãi vay, thuế, khấu hao và khấu hao (EBITDA) trong nửa đầu năm 2023 đã giảm 39% so với cùng kỳ xuống còn 196,6 tỷ baht (5,32 tỷ USD). Chi phí tiếp cận nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng cao hơn đã góp phần gây sức ép tài chính.
Trong khi đó, CP All, đơn vị bán lẻ chủ chốt của CP Group, đã tụt từ vị trí thứ 8 năm 2019 xuống vị trí thứ 15 trong cuộc khảo sát mới nhất, khi vốn hóa thị trường giảm 23% xuống còn 16,6 tỷ USD.
Theo các nhà phân tích, xu hướng "khử cacbon" và số hoá tại Đông Nam Á cũng là yếu tố khiến các nhà đầu tư nhìn nhận về "năng lực" của các công ty ở thời điểm hiện tại. Mà về điểm này, các doanh nghiệp lớn và lâu đời khó nhanh nhạy bằng các công ty khởi nghiệp mới mẻ và am hiểu công nghệ.
Koji Hamasaki, đối tác tại KPMG FAS, cho biết: “Các công ty lớn tạo ấn tượng rằng họ không đạt được đủ tiến bộ trong việc chuyển sang giảm lượng carbon và các lĩnh vực khác".
Ví dụ, PTT đang hợp tác với tập đoàn Foxconn của Đài Loan để sản xuất xe điện, nhưng do nỗ lực chung mới chỉ bắt đầu thành công nên PTT vẫn chưa thu được lợi nhuận trên thị trường chứng khoán.
Một giám đốc điều hành của một tập đoàn tài chính Nhật Bản lưu ý rằng "Các tập đoàn Đông Nam Á có xu hướng giảm thị giá vì chúng bao gồm nhiều lĩnh vực kinh doanh - chẳng hạn như bất động sản và bán lẻ".
Mặc dù vậy, vẫn có những công ty thoát khỏi xu hướng ảm đạm chung để khằng định vị thế. Cụ thể, công ty dẫn đầu danh sách của Nikkei trong năm nay là Bayan Resources, là nhà sản xuất than của Indonesia với giá trị vốn hóa thị trường là 43,8 tỷ USD.
Lợi nhuận ròng của Bayan năm ngoái đạt 2,09 tỷ USD, tăng hơn 8 lần so với năm 2019, hưởng lợi nhờ giá than tăng vì chiến sự Ukraine.
Một nhà phân tích tại một công ty môi giới Nhật Bản cho biết: “Công ty ít được các nhà đầu tư quốc tế biết đến, vì vậy không bị nghi ngờ đầu cơ”. Ngoài ra, việc Bayan xây dựng một mạng lưới các bến cảng được đặt ở vị trí chiến lược để hợp lý hóa việc vận chuyển than, đã khiến hình ảnh công ty trở nên "hấp dẫn" hơn nhiều trong mắt các nhà đầu tư.
Tại Singapore, nhà cung cấp dịch vụ viễn thông Singtel đứng thứ 4 với vốn hóa thị trường là 33 tỷ USD. Công ty này vẫn duy trì thứ hạng như năm 2019.
Singapore Airlines có vốn hóa thị trường là 16,8 tỷ USD, tăng lên vị trí thứ 14 từ vị trí thứ 74 hồi năm 2019. Hãng vận tải này đã đạt được lợi nhuận ròng kỷ lục là 2,16 tỷ SGD (1,57 tỷ USD) trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3.
Tại Việt Nam, PetroVietNam Gas (PV Gas) thuộc sở hữu nhà nước đạt vốn hóa thị trường 8,2 tỷ USD, leo lên vị trí thứ 35 từ vị trí thứ 43 năm 2019. Lợi nhuận ròng nửa đầu năm 2023 là 6.610 tỷ VND (272 triệu USD).
Xem thêm >> Sau giai đoạn 'hoàng kim', lợi nhuận các tập đoàn Đông Nam Á thấp kỷ lục
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.