Vùng đất từng được quy hoạch nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận hiện ra sao?
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.
Hồ Hòa Bình là điểm du lịch nổi tiếng có vị trí cách Thủ đô Hà Nội khoảng 140km. Đây là hồ chứa nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam nằm trên sông Đà và được ví như “Hạ Long trên núi” có mặt nước ngập thường xuyên khoảng 8.000ha, dung tích chứa gần 9,5 tỷ m3 nước và chiều dài hơn 230km kéo dài qua địa bàn các huyện Cao Phong, Tân Lạc, Mai Châu, Đà Bắc và Thành phố Hòa Bình.
Khu du lịch hồ Hòa Bình có nhiều sản phẩm du lịch để cho du khách lựa chọn cũng như đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch. Một trong những điểm nhấn khi đến với du lịch hồ Hòa Bình là các hang động Karst nguyên sơ như: động Thác Bờ, động Hòa Tiên (Ngòi Hoa, Tân Lạc) đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích Quốc gia. Bên cạnh đó là quần thể công trình nhà máy thủy điện Hòa Bình, thăm đài tưởng niệm có bức thư thế kỷ, bảo tàng nhà máy, tượng Bác Hồ, vịnh ngòi Hoa, thắng cảnh quốc gia động Hoa Tiên, thác Gò Lào… các điểm du lịch tâm linh có thể đến thăm bằng tầu như thăm đền Bà chúa Thác Bờ, động thác Bờ…
Cùng với đó, loại hình du lịch cộng đồng trên khu vực hồ Hòa Bình, lưu trú tại nhà dân (homestay) cũng được tỉnh Hòa Bình quan tâm định hướng phát triển trong thời gian qua. Đây được xem là địa điểm lý tưởng cho những du khách muốn tạm xa sự ồn ào của đô thị, khám phá những điều mới lạ, tìm hiểu về đời sống văn hóa của dân tộc Mường. Một số điểm phải kể tới như bản Đá Bia, xã Tiền Phong; xóm Ké, xã Hiền Lương (huyện Đà Bắc) và xóm Ngòi, xã Ngòi Hoa (huyện Tân Lạc).
Tại đây, người dân sẽ hướng dẫn khách tham gia sinh hoạt sản xuất và tìm hiểu đời sống, khám phá trải nghiệm cảnh quan hiếm có ở vùng hồ sông Đà, thưởng thức những món ăn bình dị gắn với cuộc sống của người dân địa phương. Chưa hết, du khách còn được tham gia các hoạt động trải nghiệm thú vị và phù hợp với mọi lứa tuổi tại Đá Bia như: chèo thuyền kayak, bơi lội, đi thuyền ngắm cảnh, câu cá, đạp xe, thu hoạch nông sản, học nấu các món ăn truyền thống, gói bánh ốc, nhảy sạp, thưởng thức rượu cần của người Mường khi màn đêm buông xuống.
Đặc biệt, hiện nay trên Khu du lịch hồ Hòa Bình đã có một số khu nghỉ dưỡng sinh thái chất lượng cao như: Mai Đa Logde, Mai Chau Hide Away, Ba Khan Village Resort…, hay các khu du lịch sinh thái hấp dẫn khác như đảo Dừa, đảo Xanh, nhà nghỉ Cối Xay Gió. Trong đó, khu du lịch sinh thái đảo Dừa thuộc huyện Đà Bắc khá gần với xã Thung Nai (Cao Phong), tọa lạc nơi sông, núi giao nhau. Khi ra thăm đảo, du khách được trải nghiệm trên chiếc thuyền lênh đênh mặt nước, ngắm mây núi bồng bềnh, cảm giác như lạc vào chốn thần tiên. Để ra tới đảo, du khách di chuyển từ bến cảng Thung Nai mất khoảng 15 phút. Đảo có nhà nghỉ dưỡng, tàu đưa đón khách thăm quan và nhà hàng có sức chứa hơn 500 thực khách, cùng với đó là những món ăn đậm chất văn hóa vùng miền.
Ông Lưu Huy Linh, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hoà Bình, cho biết: “Đến thời điểm hiện tại, Khu du lịch hồ Hòa Bình đã có 107 cơ sở lưu trú, bao gồm 14 khách sạn từ 1 đến 3 sao, 32 nhà nghỉ, 61 nhà nghỉ cộng đồng với 1.383 buồng phòng; thu hút 1.200 lao động, trong đó bao gồm 700 lao động trực tiếp và khoảng 500 lao động gián tiếp. Trên khu du lịch có khoảng 300 phương tiện vận chuyển khách; hệ thống nhà hàng, điểm vui chơi, điểm du lịch, các tua tuyến được xây dựng và kết nối với các địa phương trong tỉnh, trong nước tạo nên một hệ sinh thái du lịch khá đa dạng, thu hút nhiều du khách”.
Ông Linh cũng cho biết từ khi Thủ tướng chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình đến năm 2030 thì công tác thu hút đầu tư du lịch có nhiều khởi sắc. Hiện nay trong khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình đã có 16 dự án đầu tư dịch vụ, văn hóa và du lịch được cấp phép với tổng diện tích sử dụng đất khoảng 1.444ha, tổng vốn đầu tư hơn 3,3 ngàn tỷ đồng. “Thời gian tới, tỉnh luôn sẵn sàng mời gọi các nhà đầu tư có tiềm lực đến để đầu tư phát triển du lịch của tỉnh Hòa Bình nói chung và trên Khu du lịch hồ Hòa Bình nói riêng”, ông Linh cho hay.
Hiện nay loại hình du lịch cộng đồng phát triển mạnh mẽ kết hợp cùng tour du lịch khám phá hồ Hòa Bình đã tạo ra một điểm nhấn mới thu hút du khách trong và ngoài nước. Nắm bắt lợi thế của địa phương và xu hướng của thị trường, ngành du lịch Hòa Bình đã và đang chỉ đạo, hướng dẫn doanh nghiệp kinh doanh lữ hành và nhân dân địa phương hiểu được tầm quan trọng của phát triển du lịch trong sự phát triển chung về kinh tế - xã hội của vùng.
Đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hoà Bình, cho biết trong thời gian tới, Sở sẽ tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các Sở, ngành, cơ quan liên quan tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch; đầu tư nâng cấp các tuyến được, bến tàu du lịch trên khu du lịch hồ Hòa Bình để tạo điều kiện thuận lợi việc đi lại cho du khách. Cùng với đó, triển khai các dự án đầu tư du lịch có quy mô lớn, sản phẩm du lịch chất lượng cao đi vào vận hành khai thác phục vụ khách du lịch; nâng cao chất lượng các phương tiện vận chuyển khách du lịch, đặc biệt là các tàu chở khách du lịch để đảm bảo an toàn và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách.
“Chúng tôi sẽ tổ chức nhiều các đoàn famtrip, presstrip mời các doanh nghiệp lữ hành quốc tế, nội địa cùng với các cơ quan truyền thông đến nghiên cứu khảo sát, xây dựng sản phẩm và quảng bá du lịch. Đặc biệt, Sở sẽ tham mưu cho UBND tỉnh rà soát lại các điều kiện về công nhận Khu du lịch quốc gia để đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho Khu du lịch hồ Hòa Bình”, đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hoà Bình cho hay.
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.