Nhà cung cấp quần áo thể thao cho Nike rời khỏi Việt Nam
Thuỳ Dung -
17/07/2019 21:40 (GMT+7)
Công ty dệt Eclat, nhà cung cấp quần áo thể thao cho tập đoàn Nike dự kiến sẽ thiết lập nhiều trung tâm sản xuất ở các quốc gia khác ngoài Việt Nam.
Có ít bến đỗ an toàn trong cuộc chiến tranh thương mại.
Đó là bài học mà Công ty dệt Eclat đang đề cập đến. Nhà cung cấp quần áo thể thao cho tập đoàn Nike và Lululemon Athletica đã rời Trung Quốc vào năm 2016 để tìm nơi lý tưởng cho sản xuất, sau đó đã quyết định đặt chân tại Việt Nam.
Bây giờ, khi chiến tranh thương mại toàn cầu đang nóng lên, Eclat lại thấy mình dễ bị tổn thương và cần phải vượt ra khỏi Việt Nam.
“Đánh giá từ tình hình toàn cầu, điều quan trọng nhất hiện nay là đa dạng hóa”, Chủ tịch của Eclat, Hung Cheng-hai nói trong một cuộc phỏng vấn.
“Khách hàng cần chúng tôi đa dạng hóa nhằm giảm thiểu rủi ro và không muốn tập trung tất cả các cơ sở sản xuất ở một quốc gia. Bây giờ 50% hàng may mặc của chúng tôi được sản xuất tại Việt Nam, vì vậy chúng tôi không đủ đa dạng.”
Căng thẳng thương mại gia tăng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã làm gián đoạn các đường cung toàn cầu, buộc các công ty phải xoay vòng sản xuất ra khỏi quốc gia châu Á này và chuyển vào các quốc gia khác như Đài Loan, Việt Nam và Bangladesh.
Nhưng với việc Donald Trump củng cố lập trường của mình đối với Việt Nam, đánh thuế nhập khẩu cao hơn đối với thép Việt Nam, các công ty dường như nhận ra rằng không có quốc gia nào có thể trở thành trung tâm cung ứng toàn cầu.
“Eclat hiện đang tìm cách thiết lập nhiều trung tâm sản xuất ở các khu vực nhỏ hơn, để tích hợp một cách nhanh nhất trong việc phục vụ khách hàng. Chúng tôi sẽ không mở rộng thêm tại Việt Nam trong ba năm tới”, Hung Cheng-hai nói
“Thay vào đó, công ty sẽ đầu tư vào các cơ sở mới ở các quốc gia Đông Nam Á khác như Indonesia và Campuchia. Chúng tôi dự kiến sẽ đầu tư 80 triệu đô la để thiết lập 120 dây chuyền sản xuất trong khu vực, chúng tôi chưa chọn địa điểm cụ thể”.
“Eclat hiện đang đi trước các công ty cùng ngành về đa dạng hóa, mang lại lợi thế cạnh tranh của họ trong chuỗi cung ứng, và mang lại hiệu quả tốt cho tương lai lâu dài”, Helen Chiến, nhà phân tích của Daiwa tại Đài Bắc cho biết.
Mặc dù Hoa Kỳ và Trung Quốc đã nối lại các cuộc đàm phán về một thỏa thuận thương mại, nhưng ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy chuỗi cung ứng toàn cầu - phụ thuộc lâu dài và chủ yếu vào Trung Quốc - đang bị biến đổi vĩnh viễn.
Tập đoàn Intel cho biết họ đang xem xét chuỗi cung ứng toàn cầu của mình, trong khi Apple và Amazon nằm trong số những người được cho là đang triển khai dần Kế hoạch B - rời khỏi Trung Quốc.
“Nhưng sự vội vã chuyển đến các quốc gia châu Á lân cận cũng đang đạt đến điểm bão hòa. Chẳng hạn, Việt Nam, đã hoàn toàn bão hòa”, Theo Spencer Fung, giám đốc điều hành của Li & Fung Ltd, nhà cung cấp hàng tiêu dùng lớn nhất thế giới, nói với Bloomberg hồi đầu tháng.
“Điều này thật đáng lo ngại, chúng ta cũng cần phải lo lắng về việc đầu tư vào Ấn Độ hay Mexico. Để giảm thiểu rủi ro”.
(VNF) - Chưa bao giờ chợ trung tâm Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) lại rơi vào cảnh đìu hiu như hiện nay. Hàng loạt kiot tại các chợ lớn đóng cửa, khách vào chợ lèo tèo, người bán hàng phần lớn ngồi chơi smart phone