Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Nhờ các tài liệu bị rò rỉ trong vụ Hồ sơ Thiên đường (Paradise Papers), người ta có thể xâu chuỗi các kế hoạch và cấu trúc đã giúp ích cho Nike trong thập niên qua. Qua đó, ta có thể thấy những mảng mập mờ và lỗ hổng, những nơi tránh thuế (tax haven) và thuế suất bằng 0, và việc di chuyển tiền và phí bản quyền từ lãnh thổ này sang lãnh thổ khác.
Ở cuối hành trình này là một vùng đất bị lãng quên ngoài tầm với của các cơ quan thuế vụ. Với những công ty biết cách lợi dụng hệ thống này, chuyện này hợp lý và hợp pháp. Với những người vận động đấu tranh nhất quyết cho rằng hệ thống này không công bằng, chuyện này thật lố bịch.
Với hệ thống này, tiền trả cho giày thể thao ở những thành phố như London, Paris, Berlin và Madrid rốt cuộc chảy vào và ra khỏi châu Âu, trên đường tới vùng Caribbe, hoặc tới những thực thể mà trên thực tế là vô quốc gia. Và dưới góc nhìn của các cơ quan thuế vụ, tất cả những chuyện này dường như hợp lệ.
Nike làm được điều này với sự trợ giúp của các luật sư khôn khéo, luật lệ phức tạp và các chính phủ phục tùng. Cụ thể như sau:
Giày Nike được sản xuất ở những nước như Việt Nam và Indonesia. Từ đó, giày được chuyển tới nhà kho của công ty ở Bỉ. Trung tâm "hậu cần" Laakdal này là một kho giày có quy mô khổng lồ. Khi các cửa hàng cần giày, chúng sẽ được chuyển đi từ đây.
Khi mua một đôi giày ví dụ ở London, ta hẳn nghĩ là số tiền đó sẽ đi vào Nike UK Ltd., công ty con chính của Nike ở Anh. Như vậy là hợp lý, nhưng thực tế không phải như vậy. Số tiền thu được từ bán giày chảy ra khỏi Vương quốc Anh và sang Hà Lan.
Hà Lan có ý nghĩa quan trọng. Đặc biệt, 2 công ty này là trung tâm hoạt động của Nike ở Hà Lan. 2 công ty này đóng thuế trên doanh thu gần 8 tỷ đô la Mỹ của Nike trên khắp châu Âu, Trung Đông và châu Phi.
Tuy nhiên, từ năm 2005-2014, Nike đã có thể chuyển những số tiền khổng lồ ra khỏi Hà Lan tới Bermuda. Bermuda là một nơi tránh thuế ở hải ngoại với thuế suất bằng 0. Nike làm như vậy thông qua Nike International Ltd, một công ty con ở Bermuda nắm giữ các quyền sở hữu trí tuệ của công ty cho các nhãn giày thể thao - báu vật quý giá nhất trong đế chế Nike.
Mặc dù dường như không có nhân viên hay văn phòng gì ở Bermuda, công ty con này tính phí bản quyền thương hiệu khá cao mỗi năm với hội sở châu Âu của Nike vì đã bán giày thể thao. Các khoản phí này cho phép Nike chuyển lợi nhuận một cách hợp pháp khỏi châu Âu và sang Nike International Ltd.
Năm 2014, Nike phải suy nghĩ lại. Với thỏa thuận từ Hà Lan sắp hết hạn, công ty nghĩ ra một kế hoạch mới, lại với sự đồng ý của chính quyền Hà Lan. Cách này bao gồm chuyển sở hữu trí tuệ từ Nike International Ltd ở Bermuda sang một công ty con khác, Nike Innovate CV. Công ty này không đóng ở Bermuda, mà thực ra nó không đóng ở bất cứ nơi nào.
Cách thức vận dụng khá phức tạp, và gây nhiều tranh cãi. Mô hình "CV" cho phép Nike Innovate tránh đóng thuế sở tại ở Hà Lan. Nike Innovate hiện cũng không bị đánh thuế ở bất cứ nơi nào. Nike không phải là công ty đa quốc gia duy nhất sử dụng mô hình CV. Nhiều công ty đa quốc gia lớn nhất Mỹ dùng các công ty con tương tự.
Bởi vậy Nike Innovate CV quả là một báu vật. Dường như các cơ quan thuế vụ Hà Lan không thể đụng tới nó, và nó nằm ngoài tầm với của cơ quan thuế vụ Mỹ, mặc dù Nike là một công ty đăng ký ở Mỹ với hội sở ở Portland, bang Oregon. Nike Innovate dường như không đăng ký thuế ở bất cứ nơi đâu trên thế giới.
Mô hình CV, và mô hình trước nó ở Bermuda, dường như đã giúp Nike giảm đáng kể thuế suất trên toàn cầu của mình. Hồi tháng 5, lợi nhuận tích lũy hải ngoại của Nike là hơn 12 tỷ đô la. Và thuế suất trên toàn cầu của công ty đã giảm từ 34,9% vào năm 2007 xuống còn 13,2% năm ngoái.
Khi được hỏi về những cách dàn xếp này, Nike nói: "Nike hoàn toàn tuân thủ các quy định thuế và chúng tôi tích cực bảo đảm rằng các hồ sơ khai thuế của chúng tôi hoàn toàn phù hợp với cách chúng tôi điều hành kinh doanh, các khoản đầu tư mà chúng tôi thực hiện và những việc làm mà chúng tôi tạo ra. Hội sở châu Âu của Nike đã đóng ở Hà Lan kể từ năm 1999. Hội sở có hơn 2.500 nhân viên, giám sát hoạt động của Nike tại hơn 75 nước".
Nhưng Nike và các công ty đa quốc gia đang chịu sức ép. Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đã và đang cố gắng chấm dứt mô hình CV Hà Lan. Và mô hình này sẽ được xóa bỏ dần dần. Theo chỉ thị chống tránh thuế của Liên hiệp châu Âu (EU), Nike có thể phải tìm một cách mới để chuyển lợi nhuận của mình trước năm 2021, bằng không sẽ phải đóng thuế nhiều hơn hiện nay.
Cho tới nay, Nike đã đi trước một bước. Cuộc đua vẫn tiếp diễn.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.