22h tối 28/2, khi chuẩn bị đóng cửa quán, anh Quang nhận tin nhắn đặt món từ bệnh viện Asan. Nhưng đơn hàng hiếm hoi mùa dịch vẫn tuột mất.
Không khí vắng vẻ tại Alaghi trưa ngày 29/2. Ảnh: Ngọc Quang.
Một ổ bánh mỳ, một phần cơm tấm sườn, một phở bò tái và 4 cái gỏi cuốn là những gì nhóm thực tập sinh người Việt tại bệnh viện Asan đặt mua cho ngày hôm sau, tức 29/2. Tin nhắn kèm theo dòng "bọn em nhớ đồ ăn Việt quá".
Những ngày qua, thức ăn đặt qua giao hàng của chuỗi Alaghi của anh Đoàn Ngọc Quang giảm mạnh, do khách hàng sợ tiếp xúc với nhân viên vận chuyển. Với anh, những đơn hàng thế này rất quý, nhất là từ đồng hương.
Tuy nhiên, anh đành từ chối nhận đơn vì địa điểm quá xa phạm vi giao hàng. Anh nói, người sợ bệnh thì không đến quán ăn, người muốn ăn thì không bán được. Tình huống trớ trêu này cũng chỉ mới có lần đầu, kể từ khi Covid-19 bùng lên tại Hàn Quốc.
Sau Tết Nguyên đán vài ngày, doanh số Alaghi không có gì biến động đột ngột. Với 3 chi nhánh ở Seoul và 1 ở thành phố Cheonan cách Seoul 200 km về phía nam, hệ thống vẫn đạt mục tiêu đề ra là phục vụ 300-400 phần ăn mỗi ngày.
Đầu tháng 2, tin nCoV từ Trung Quốc lan rộng, dân cư Seoul bắt đầu đeo khẩu trang nhưng vẫn đi lại, kinh doanh bình thường. "Sau một tuần phát hiện những ca nhiễm đầu tiên, không khí căng thẳng hơn. Người dân giảm đi lại, mua sắm và ít tụ tập nơi đông người. Kéo theo đó, kinh doanh bắt đầu giảm", anh kể.
Và giới kinh doanh F&B tại Hàn Quốc thật sự "thấm đòn" khi thành phố Daegu được thông báo là trung tâm dịch của Hàn Quốc, với con số người nhiễm lên đến gần 1.000 người. Tại Seoul, nhân viên nhiều công ty được thông báo phải tự chuẩn bị thức ăn mang đến văn phòng. Họ chia giờ ăn và chia ghế ngồi so le không đối diện trong phòng họp để tránh tập trung và tránh lây nhiễm.
Các nhà trẻ tạm dừng nhận bé. Các trường tiểu học, trung học và đại học thông báo dời lịch khai giảng năm học mới, từ 1/3 thường niên nay hoãn đến 16/3. Nhiều phụ nữ xin nghỉ để ở nhà giữ trẻ và người dân chỉ mua thực phẩm ở siêu thị và tự phục vụ gia đình.
Các dịch vụ ăn uống, mua sắm, các hoạt động vui chơi giải trí bên ngoài đi xuống và hầu như chỉ mở cửa phục vụ được một lượng rất ít khách hàng còn lại. Một số hàng quán tự treo biển "Tạm nghỉ" vì tình hình dịch. Toàn chuỗi của anh Quang chỉ cầm cự với mức doanh số 60% so với thường ngày. Kể từ 24/2 trở đi, lượng khách tiếp tục lao dốc, chỉ còn 40% so với trước.
"Người đi lại trong khu vực giảm hẳn nên khách vãng lai hầu như không có. Lượng khách trung thành là nhân viên văn phòng không còn như trước vì nhiều công ty không cho phép nhân viên ra ngoài ăn trưa", anh nói.
Ngoài ảnh hưởng về lượng khách, nhiều nhân viên chuỗi xin tạm nghỉ vì sợ bị lây nhiễm, do phải thường xuyên di chuyển bằng phương tiện công cộng. Chuỗi phải tuyển ngay người thay thế và đào tạo gấp rút với các món thao tác nhanh. Vì thế, vài điểm bán hết hàng những món quá đặc biệt mà nhân viên mới chưa phụ trách được. Đồng thời, quán cũng giảm nhân viên vì ít khách.
"Nhân viên mới thì bảo 'dịch không sợ chỉ sợ không còn cơ hội để làm thêm và học tiếp'. Nhân viên cũ thì bảo 'thà bỏ tiền chứ không bỏ mạng'. Đây là lúc hỗn độn nhiều quan điểm khác nhau của người lao động", anh kể.
Tuy nhiên, vẫn có những điểm sáng. Nguyên vật liệu vẫn được cung cấp đúng lịch trình và số lượng. Chỉ một số mặt hàng tươi sống như rau tươi, chanh ớt và rau ngò tăng giá do khan hiếm. Các mặt hàng khác đa số vẫn ổn định.
"Vẫn có một số ít khách hàng đến dùng bữa trưa hoặc bữa tối. Họ rất đồng cảm và luôn khích lệ tinh thần cho chúng tôi. Sau vài ngày chông chênh về nhân sự, chúng tôi đã tuyển bổ sung và chấn chỉnh tinh thần", anh nói.
Tại quán, để gia tăng an tâm, anh cho trang bị dung dịch rửa tay miễn phí. Nhân viên bắt buộc đeo khẩu trang 24/24 trong suốt thời gian làm việc và kể cả khi di chuyển. Quán phát bao tay nilon miễn khí khi khách yêu cầu.
Một con phố mua sắm tại Seoul, Hàn Quốc vào ngày 26/2. Ảnh: The New York Times
Doanh số giảm, đường phố vắng người, nhân viên thấp thỏm lo lắng là hiện tượng chung của ngành kinh doanh ẩm thực tại Seoul nói riêng và Hàn Quốc nói chung. "Cộng đồng kinh doanh mua bán của người Việt tại Hàn Quốc cũng không ngoại lệ. Anh chị em cũng hay liên lạc và hỏi thăm tình hình sức khoẻ của nhau là chính và động viên nhau cố cầm cự cho qua mùa dịch", anh nói.
Ngoài ngành ẩm thực, cộng đồng người Việt đang kinh doanh các mặt hàng như điện thoại, sâm, nấm, áo quần, đồ gia dụng, cho biết giảm mạnh về doanh số. Một vài cửa hàng kinh doanh ẩm thực Việt Nam khác ở Seoul và Incheon của người Việt đều đã đóng cửa để giảm chi phí nhân công và tránh dịch.
Những khu vực đông người Việt hiện vắng người qua lại vì một số về nước tránh dịch, một phần là tâm lý ngại tụ tập và công ty cắt giảm việc làm. Các khu vực mua sắm sầm uất dành cho du khách như Myeongdong, Itaewon, Samcheongdong trong trạng thái yên ắng bao trùm.
"Cho dù dịch có qua đi thì Hàn Quốc cần ít nhất từ 3 đến 6 tháng để phục hồi kinh tế. Do đó, để thị trường khôi phục và phát triển trở lại bình thường thì ít nhất phải đến quý IV mới có hy vọng", anh Quang nhận định.
Ông chủ Alaghi nói chuỗi của ông sẽ cố gắng đến cùng và tránh tình trạng đóng cửa tạm thời vì vẫn còn thực khách tìm đến. "Đây là điều khích lệ vô cùng lớn", anh nói chỉ đóng cửa khi có lệnh từ chính phủ khi tình huống quá xấu.
Theo Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc, hiện có khoảng 200.000 công dân Việt Nam đang sinh sống, học tập và lao động tại Hàn Quốc. Đến ngày 2/3, nước này vẫn là ổ Covid-19 lớn thứ hai thế giới, sau Trung Quốc. Tình hình dịch bệnh căng thẳng khiến triển vọng kinh doanh vẫn mờ mịt. Tuy nhiên, anh Quang nói nên suy nghĩ tích cực trong lúc này. "Lửa thử vàng, gian nan thử sức vậy", anh nói.
(VNF) - Cục Hải quan đã có công văn hoả tốc gửi các Chi cục hải quan khu vực về việc tìm cách tháo gỡ khó khăn cho hàng hoá xuất khẩu sang thị trường Mỹ sau lệnh áp thuế đối ứng lên đến 46%
(VNF) - Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XII sẽ diễn ra từ ngày 4/4 đến ngày 8/4/2025, với chủ đề “Bảo tồn và phát huy giá trị bánh dân gian Nam Bộ”. Đây là Lễ hội Bánh dân gian lớn nhất miền Tây, được thành phố Cần Thơ tổ chức thường niên tại Quảng trường Bình Thủy - Khu đô thị sân bay KITA Airport City, thu hút sự quan tâm của hàng ngàn du khách và những tín đồ yêu thích ẩm thực dân gian Nam bộ.
(VNF) - Trước sự thay đổi của thị trường, các trung tâm thương mại (TTTM) và khu phố thương mại (KPTM) ngày càng khẳng định vai trò tiên phong, tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Xu hướng bán lẻ hiện đại tập trung vào các tổ hợp quy mô lớn, tích hợp mua sắm, ẩm thực, giải trí và sự kiện, thu hút lượng khách ổn định. Mô hình này không chỉ tối ưu hóa hoạt động kinh doanh mà còn nâng tầm trải nghiệm khách hàng, thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành bán lẻ.
(VNF) - Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, nếu mức thuế mới của Mỹ được áp dụng, nông sản Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp, nhưng chúng ta phải 'dĩ bất biến, ứng vạn biến'.
(VNF) - Giá tăng cà phê cao "chót vót" giúp doanh nghiệp Việt thu về ngay 1,16 tỷ USD trong tháng 3. Đây là con số cao kỷ lục mà ngành hàng này ghi nhận.
(VNF) - Phân khúc SUV hạng A hiện đang chứng kiến sự cạnh tranh khốc giữa bộ ba mẫu xe Hyundai Venue, Toyota Raize và Kia Sonet. Tuy nhiên, Hyundai Venue tỏ ra thắng thế hơn hai đối thủ còn lại nhờ thiết kế nhỏ gọn, cứng cáp và một động cơ mạnh mẽ.
(VNF) - Trong ngành công nghiệp âm nhạc, không phải lúc nào một sản phẩm lớn mới mang lại thành công lớn. Đôi khi, một MV với kinh phí thấp vẫn có thể tạo ra một cú hit khổng lồ, thu hút hàng triệu lượt xem và mang về lợi nhuận đáng kể.
(VNF) - Việt Nam là nguồn cung hạt điều lớn nhất cho Mỹ, đồng thời cũng là thị trường xuất khẩu hạt điều lớn nhất của Indonesia trong năm 2024, trong khi Campuchia tham vọng trở thành nước xuất khẩu hạt điều hàng đầu thế giới.
(VNF) - Giá vàng miếng lẫn vàng nhẫn trong nước đều tăng mạnh theo giá vàng thế giới. sáng nay. Giá vàng nhẫn đã lên sát 103 triệu/lượng. Giá vàng được dự đoán có thể lên mốc 200 triệu đồng/lượng.
(VNF) - Là doanh nghiệp tiên phong trong phát triển cơ khí chế tạo và công nghiệp hỗ trợ quy mô lớn, THACO INDUSTRIES đã và đang đẩy mạnh đầu tư, phát triển hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D), hoàn thiện chuỗi giá trị “all-in-one”, thực hiện chiến lược phát triển danh mục sản phẩm, tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.
(VNF) - Trang facebook “Tiếp nhận Xử lý Thu hồi và Hoàn Trả Vốn Treo” đã sử dụng hình ảnh và thông tin của Bộ Tài chính, tự nhận là đại diện Bộ này “thu hồi tiền” cho các nạn nhân bị lừa đảo qua mạng nhằm lừa đảo
(VNF) - Đà tăng của giá vàng trong nước vẫn tiếp tục trong ngày đầu tháng 4 khi giá vàng thế giới liên tục "phá đỉnh". Giá vàng nhẫn đã vượt 102 triệu đồng/lượng.
(VNF) - Với hàng triệu người dân di chuyển bằng Metro Bến Thành - Suối Tiên tại TP. HCM, các nhà ga đang mở ra cơ hội kinh doanh bán lẻ hấp dẫn, cũng như hội tụ các chuỗi cửa hàng tiện ích, cà phê, thức ăn nhanh
(VNF) - Drama mạng xã hội ngày càng thu hút sự chú ý, khiến khách hàng lơ là quảng cáo và doanh nghiệp buộc phải tăng ngân sách marketing. Trước thách thức này, doanh nghiệp phải sáng tạo hơn để giành lại sự quan tâm của người tiêu dùng, đồng thời tìm cách thích nghi với xu hướng hành vi mới.
(VNF) - Chuẩn bị cho kế hoạch sản xuất điện cao điểm mùa khô và cả năm 2025, Tổng Công ty Phát điện 3 (EVNGENCO3) đã chủ động triển khai các giải pháp hiệu quả để bảo đảm các nhà máy điện luôn sẵn sàng đáp ứng yêu cầu huy động của Hệ thống điện Quốc gia, hoàn thành tốt công tác sản xuất, cung ứng điện cho phát triển kinh tế xã hội.
(VNF) - "Chiến thần livestream" Võ Hà Linh khẳng định hoạt động kinh doanh của mình luôn minh bạch, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đồng thời sẵn sàng hợp tác làm rõ mọi thông tin nếu có yêu cầu từ cơ quan chức năng.
(VNF) - VinFast đã "rót" hàng tỷ USD đầu tư cho hạ tầng trạm sạc còn các hãng xe khác mở bán xe điện tại Việt Nam đều hứa hẹn sẽ phát triển hạ tầng trạm sạc nhưng thực tế chỉ bán xe, chưa ưu tiên phát triển hệ thống hạ tầng.
(VNF) - Lần đầu tiên trong lịch sử, người nông dân trong nước tham gia điều tiết thị trường cà phê thế giới. Cùng với đó doanh nghiệp Việt không chỉ xuất khẩu mà đã và đang xây dựng câu chuyện về văn hóa, không gian, qua các sản phẩm cà phê.
(VNF) - Giá bạc gần đây tăng mạnh cùng giá vàng, liên tiếp lập đỉnh mới. Giá bạc miếng đã cán mốc 1,35 triệu đồng/lượng, tăng gần 90% trong vòng 1 năm qua.
(VNF) - Cục Hải quan đã có công văn hoả tốc gửi các Chi cục hải quan khu vực về việc tìm cách tháo gỡ khó khăn cho hàng hoá xuất khẩu sang thị trường Mỹ sau lệnh áp thuế đối ứng lên đến 46%
(VNF) - Cùng với Ecopark, hai khu đô thị Vinhomes Ocean Park 2 và 3 không chỉ cải thiện hạ tầng và kinh tế mà còn góp phần nâng cao vị thế của huyện Văn Giang tại Hưng Yên.