Nhà sản xuất máy bay Trung Quốc Comac đe dọa thế độc quyền của Boeing-Airbus
(VNF) - Nhà sản xuất máy bay Comac của Trung Quốc đang tích cực làm việc với các quan chức Arab Saudi khi hãng này tìm cách mở rộng thị trường ra khỏi khu vực trong nước và Đông Nam Á, theo Reuters.
Comac C919 là máy bay thân hẹp nhằm cạnh tranh với A320neo của Airbus và 737 Max của Boeing. Đây là máy bay chở khách nội địa đầu tiên của Trung Quốc nhưng cho đến nay, đơn đặt hàng chỉ đến từ Trung Quốc và Đông Nam Á.
Comac C919 được xem là biểu tượng cho kế hoạch nâng cao khả năng tự chủ về công nghệ của Trung Quốc và một phần chiến lược ‘Made in China’.
Khảo sát cho thấy, không ít hãng hàng không ở một số quốc gia như Nigeria, Thái Lan, thậm chí Đức bày tỏ quan tâm đến C919 nhưng vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng.
Giờ đây, có vẻ như Trung Quốc đang để mắt đến Arab Saudi như nơi để mở rộng thị phần và bắt đầu cạnh tranh với hai nhà sản xuất máy bay lớn của phương Tây.
Theo Reuters, ông Dongfeng He, chủ tịch Comac, đã đến thăm Arab Saudi lần đầu tiên trong tuần này. Trước đó, một phái đoàn của Arab Saudi đã đến thăm các cơ sở ở Thượng Hải của Comac vào tháng 2.
Phát biểu tại một hội nghị hàng không ở Riyadh giữa tuần qua, ông Dongfeng nêu rõ: “Comac đặt mục tiêu tăng cường kết nối và đa dạng toàn cầu bằng cách đóng góp vào sự phát triển vận tải hàng không của Arab Saudi”.
Tuyên bố của chủ tịch Comac được đưa ra sau khi hãng hàng không quốc gia Saudi Arab công bố đơn đặt hàng máy bay lớn nhất trong lịch sử vương quốc. Theo đó, 105 máy bay phản lực Airbus, sự kết hợp giữa các mẫu A320neo và A321neo, sẽ được phân phối giữa hãng hàng không quốc gia và công ty con Flyadeal của hãng.
Hãng hàng không này thuộc sở hữu của chính phủ Saudi và chủ tịch của Saudia cũng là bộ trưởng giao thông của nước này. Là một phần trong kế hoạch Tầm nhìn 2030 nhằm đa dạng hóa nền kinh tế, hàng không là trọng tâm giúp thúc đẩy du lịch ở Arab Saudi
Ông Ibrahim Al-Omar, tổng giám đốc Tập đoàn Saudia, chủ sở hữu nhà nước của hãng hàng không Saudia và hãng hàng không giá rẻ Flyadeal, cho biết: “Saudia có những mục tiêu hoạt động đầy tham vọng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng. Chúng tôi đang tăng cường các chuyến bay và số chỗ ngồi trên hơn 100 điểm đến hiện có của chúng tôi trên bốn châu lục, đồng thời có kế hoạch mở rộng hơn nữa.”
Theo Chiến lược Du lịch Quốc gia, nước này hy vọng sẽ thu hút 150 triệu khách du lịch mỗi năm vào năm 2030.
Thỏa thuận “khủng” này của Airbus với Arab Saudi đã mang tới một chiến thắng nữa cho đối thủ "sống còn" của hãng hàng không Mỹ Boeing.
Với việc Boeing đang ở trong tình trạng khủng hoảng kể từ vụ nổ Alaska Airlines vào tháng 1, các hãng vận tải hàng không tỏ ra sẵn sàng tìm kiếm các nhà sản xuất khác.
Số lượng đơn hàng máy bay thương mại tồn đọng của Airbus vào khoảng 8.626 chiếc vào cuối tháng 3, khiến hãng không còn nhiều dư địa cho các khách hàng mới.
Về phía Boeing, mặc dù tồn đọng các đơn đặt hàng lên tới hơn 5.600 máy bay thương mại, trị giá 529 tỷ USD, Boeing không thể sản xuất máy bay đủ nhanh mỗi năm để mang lại lợi nhuận vì hãng đang nỗ lực giải quyết các vấn đề về chất lượng.
Boeing thừa nhận nhân viên đã làm giả hồ sơ về máy bay 787 Dreamliner
- EU quyết tịch thu tài sản của Nga cho Ukraine, lại vướng rào cản Hungary 26/05/2024 09:30
- Trung Quốc ‘đau đầu’ vì dư thừa điện mặt trời 25/05/2024 10:00
- CEO Nvidia Jensen Huang: Tài sản tăng vọt từ 3 tỷ USD lên 90 tỷ USD trong 5 năm 25/05/2024 09:45
Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.