Nhận định cổ phiếu ngày 9/2: VIC, MSN và CTG

Văn Kiên - 09/02/2022 11:31 (GMT+7)

Nhận định cổ phiếu đáng chú ý của một số công ty chứng khoán đưa ra trước phiên giao dịch ngày 9/2, bao gồm VIC, MSN và CTG.

Nhận định cổ phiếu ngày 9/2: VIC, MSN và CTG

Nhận định cổ phiếu ngày 9/2: VIC, MSN và CTG

KBSV: Cập nhật kết quả kinh doanh quý IV năm 2021 của VIC

Vingroup đã công bố kết quả kinh doanh quý IV năm 2021 với doanh thu đạt 34.458 tỷ đồng (giảm 4% so với cùng kỳ), lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ âm 5.964 tỷ đồng. Lũy kế cả năm 2021, doanh thu đạt 125.306 tỷ đồng (tăng 13% so với cùng kỳ) và lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ âm 2.771 tỷ đồng do khoản chi phí phát sinh do dừng sản xuất xe xăng khoảng 5.484 tỷ đồng và chi phí cho các hoạt động phòng chống dịch là 6.099 tỷ đồng. Nếu ko tính các khoản chi phí phát sinh, lợi nhuận sau thuế của VIC đạt 4.373 tỷ đồng, đạt 97% kế hoạch năm 2021.

Trong quý 4, Vinhomes ghi nhận doanh số bán 17.400 căn (tăng 544% so với cùng kỳ) với tổng giá trị hợp đồng đạt 37.900 tỷ đồng (tăng 130% so với cùng kỳ), trong đó bao gồm 7 giao dịch bán buôn (tại các dự án Ocean Park, Smart City, Wonder Park, Dream City và một dự án tại khu vực phía Nam) với tổng giá trị đạt 22.000 tỷ đồng. Như vậy, lũy kế cả năm 2021, Vinhomes đã bán được 39.100 căn với tổng giá trị là 78.900 tỷ đồng, đạt 83% kế hoạch pre-sales đã đặt ra.

Doanh thu quý IV năm 2021 của riêng Vinhomes (bao gồm cả doanh thu bán buôn và BCC) đạt 25.400 tỷ đồng (giảm 26% so với cùng kỳ), lợi nhuận sau thuế đạt 11.900 tỷ đồng (tăng 8% so với cùng kỳ). Doanh số bán và chưa ghi nhận doanh thu đến cuối quý IV năm 2021 đạt 52.400 tỷ đồng (giảm 16% so với cùng kỳ).

Cũng trong quý IV, VinFast bán được 10.100 xe ô tô (giảm 22% so với cùng kỳ) và 12.600 xe máy điện (tăng 55% so với cùng kỳ), duy trì vị trí đứng đầu về thị phần trong các phân khúc, lũy kế cả năm công ty bán được 35.700 ô tô và 42.000 xe máy điện, đạt lần lượt 85% và 20% kế hoạch đặt ra.

Vingroup quyết định ngừng sản xuất xe xăng từ cuối năm 2022 để tập trung phát triển ô tô điện. Trong năm, công ty đã ra mắt mẫu xe điện VF34 tại thị trường Việt Nam và hai mẫu xe điện VF8 và VF9 tại thị trường quốc tế. Tính đến cuối năm 2021, Vingroup đã nhận được gần 40.000 đơn đặt hàng trước cho các mẫu xe điện. Công ty hiện đang triển khai lắp đặt các rạm sạc trên toàn quốc với 40,000 trạm sạc đã được lắp đặt trong năm 2021, dự kiến năm 2022 đạt 150,000 trạm sạc.

Giá đóng cửa ngày 8/2/2022 của cổ phiếu VIC là 87.300 đồng.

Quý độc giả quan tâm có thể đọc báo cáo nhận định cổ phiếu VIC của Công ty Chứng khoán KB Việt Nam tại đây.

VCSC: Khuyến nghị mua đối với cổ phiếu MSN, giá mục tiêu 186.000 đồng

Tập đoàn Masan (MSN) đã công bố kết quả kinh doanh sơ bộ năm 2021, bao gồm doanh thu đạt 88,6 nghìn tỷ đồng (tăng 15% so với cùng kỳ), EBITDA là 16,3 nghìn tỷ đồng (tăng 57% so với cùng kỳ) và lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số báo cáo (bao gồm các khoản lợi nhuận bất thường) 8,6 nghìn tỷ đồng (+594% so với cùng kỳ). Doanh thu/EBITDA/Lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số đã đạt 95%/95%/93% dự báo năm 2021 tương ứng của VCSC.

Mặc dù báo cáo tài chính đầy đủ chưa được công bố, VCSC cho rằng chênh lệch giữa dự báo lợi nhuận của VCSC và kết quả thực tế năm 2021 của MSN là do doanh số bán hàng chậm hơn kỳ vọng của WinCommerce (WCM) trong quý IV năm 2021 do tác động tiêu cực của dịch COVID-19 đối với sức mua của người tiêu dùng phổ thông và thu nhập thấp, chi phí quản lý doanh nghiệp cao hơn dự phóng, và ghi nhận lợi nhuận bất thường của MSN từ thoái vốn khỏi mảng kinh doanh thức ăn chăn nuôi thấp hơn nhẹ so với dự báo của VCSC. Về lí do đầu tiên, lưu ý rằng đối thủ cạnh tranh chính của WCM - chuỗi Bách Hóa Xanh (BHX) của MWG - cũng có mức sụt giảm sâu doanh thu so với quý trước trong quý IV năm 2021 khi doanh thu/cửa hàng trung bình hàng tháng của BHX giảm mạnh từ 1,6 tỷ đồng trong quý III năm 2021 còn gần 1 tỷ đồng trong tháng 10 - tháng 11/2021.

Mặc dù thấp hơn dự báo của VCSC, lợi nhuận năm 2021 của MSN vẫn củng cố quan điểm lạc quan của VCSC về triển vọng tăng trưởng của hệ sinh thái tiêu dùng của MSN, dựa trên sự tăng trưởng doanh thu mạnh mẽ trong các mảng kinh doanh sản phẩm tiêu dùng của công ty (FMCG và thịt) cũng như xu hướng tích cực về khả năng sinh lời của WCM và cũng như việc chuỗi này đang tăng tốc mở rộng cửa hàng.

Vì vậy, VCSC khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu MSN, giá mục tiêu 186.000 đồng/cổ phiếu, cao hơn 27,8% so với giá đóng cửa ngày 8/2/2022.

Quý độc giả quan tâm có thể đọc báo cáo nhận định cổ phiếu MSN của Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt tại đây.

BVSC: Khuyến nghị khả quan đối với cổ phiếu CTG, giá mục tiêu 42.500 đồng

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) đã công bố báo cáo tài chính Quý IV với lợi nhuận sau thuế đạt 2.921 tỷ đồng (giảm 45,5% so với cùng kỳ). Lợi nhuận sau thuế của VietinBank sụt giảm so với cùng kỳ chủ yếu do chi phí dự phòng tăng mạnh.

Quý IV năm 2021, tín dụng VietinBank tăng 4,4% so với quý trước tương ứng với mức tăng tín dụng cả năm 2021 là 11,1%, mức tăng trưởng này thấp hơn một chút so với tăng trưởng tín dụng toàn ngành là 13%. Tăng trưởng tín dụng của VietinBank chủ yếu đến từ cho vay khách hàng. Tăng trưởng trái phiếu doanh nghiệp mặc dù lên tới 32,7% so với quý trước nhưng trái phiếu doanh nghiệp mới chỉ chiếm 0,9% trên tổng tín dụng của VietinBank nên chưa có sự đóng góp đáng kể vào tăng trưởng tín dụng của ngân hàng. Nhóm khách hàng cá nhân và SME tiếp tục là 2 nhóm dẫn dắt tăng trưởng tín dụng của VietinBank, mức tăng trưởng tín dụng của 2 nhóm này trong Quý IV lần lượt là 8,4% so với quý trước và 4,8% so với quý trước. Động lực tăng trưởng chính của tín dụng cá nhân là cho vay mua nhà với mức tăng trưởng lên tới 21,6% so với quý trước.

Đáng chú ý, tăng trưởng huy động tiền gửi khách hàng lên tới 8,3% so với quý trước trong Quý IV kéo tăng trưởng huy động tiền gửi khách hàng cả năm lên mức 17,3% so với cùng kỳ. Mức tăng trưởng này đã giúp VietinBank vượt lên Vietcombank và trở thành ngân hàng có giá trị huy động tiền gửi khách hàng lớn thứ 3 hệ thống. Với việc gia tăng huy động tiền gửi thì LDR (ỷ lệ Dư nợ tín dụng/Vốn huy động) của CTG tiếp tục giảm thêm trong Quý IV và giảm về mức 81,6% (thấp hơn so với quy định là 85%). BVSC chưa có thông tin chi tiết về việc VietinBank đẩy mạnh huy động tiền gửi trong Quý IV nhưng nhiều khả năng VietinBank đẩy mạnh huy động trong bối cảnh mặt bằng lãi suất còn thấp để phục vụ cho tăng trưởng tín dụng trong năm 2022.

Hơn nữa, tỷ lệ nợ xấu cuối Quý IV ở mức 1,26%, giảm 40 điểm cơ bản (bps) so với Quý III năm 2021. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu tăng mạnh từ 119% cuối Quý III lên 180% cuối Quý IV và nằm trong nhóm những ngân hàng có LLRC cao trong hệ thống.

Quý IV, NIM (Biên lãi ròng) của CTG ở mức 2,83%, tăng 10 bps so với Quý III năm 2021 nhưng giảm 36 bps so với cùng kỳ. Sự cải thiện của NIM đến cả từ hoạt động cho vay khách hàng cũng như hoạt động liên ngân hàng khi nhu cầu tín dụng phục hồi trong Quý IV. BVSC kỳ vọng NIM của VietinBank sẽ có sự cải thiện nhẹ trong năm 2022 khi VietinBank có thể giảm cho vay interbank và dịch chuyển sang cho vay khách hàng khi đã huy động mạnh mẽ trong năm 2021 cũng như VietinBank có thể sẽ không hỗ trợ khách hàng nhiều như năm 2021 khi nền kinh tế đã phục hồi.

Trong năm 2021, VietinBank đã thí điểm miễn phí chuyển khoản cho các khách hàng có điều kiện cũng như cung cấp các gói thu phí với mức phí khá thấp làm cho doanh thu phí ngân hàng số của VietinBank giảm xuống trong năm 2021. Điều này dẫn tới mức sụt giảm doanh thu phí ngân hàng số sẽ không gây tác động trọng yếu khi VietinBank chính thức miễn phí chuyển khoản cho toàn bộ bộ khách hàng từ đầu năm 2022.

Yếu tố bệnh dịch cũng làm cho thương vụ thoái vốn Công ty cho thuê tài chính không kịp hoàn thành trong năm 2021 nhưng nhiều khả năng VietinBank sẽ hoàn thành việc thoái vốn công ty này trong nửa đầu năm 2022. BVSC ước tính CTG có thế ghi nhận lợi nhuận khoảng 1.800- 2.000 tỷ nhờ thoái vốn công ty này.

Do đó, BVSC khuyến nghị khả quan đối với cổ phiếu CTG, giá mục tiêu 42.500 đồng/cổ phiếu, tương ứng tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng tăng 16,44% so với giá đóng cửa ngày 8/2/2022.

Quý độc giả quan tâm có thể đọc báo cáo nhận định cổ phiếu CTG của Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt tại đây.

Tags:
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Tỷ phú Narayana Murthy: Vay vợ 250 USD khởi nghiệp, xây 'đế chế' 70 tỷ USD

Tỷ phú Narayana Murthy: Vay vợ 250 USD khởi nghiệp, xây 'đế chế' 70 tỷ USD

(VNF) - Với số vốn ban đầu là 250 USD vay từ vợ, tỷ phú Ấn Độ Narayana Murthy đã xây dựng Tập đoàn Infosys trở thành công ty dịch vụ công nghệ thông tin top 3 thế giới, với giá trị vốn hóa trên 70 tỷ USD.

Hủy phong tỏa tài sản của vợ Vũ ‘nhôm’ và các công ty liên quan

Hủy phong tỏa tài sản của vợ Vũ ‘nhôm’ và các công ty liên quan

(VNF) - UBND TP. Đà Nẵng vừa có văn bản về hủy bỏ tạm dừng giao dịch tài các công ty liên quan đến ông Phan Văn Anh Vũ (Vũ “nhôm”) và bà Nguyễn Thị Thu Hiền (vợ ông Vũ).

'Gian lận, trốn thuế trong thương mại điện tử là vấn đề nghiêm trọng

'Gian lận, trốn thuế trong thương mại điện tử là vấn đề nghiêm trọng

(VNF) - Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh cho biết, tình trạng gian lận, trốn thuế còn lớn, nhất là trong lĩnh vực kinh doanh thương mại điện tử, tình hình nợ đọng thuế có xu hướng tăng.

Thu hồi giấy phép của loạt DN phân phối xăng dầu

Thu hồi giấy phép của loạt DN phân phối xăng dầu

(VNF) - Bộ Công Thương vừa ban hành quyết định thu hồi giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu của 4 doanh nghiệp.

Trung Quốc: 'Vàng thăng hoa, kim cương sụp đổ'

Trung Quốc: 'Vàng thăng hoa, kim cương sụp đổ'

(VNF) - Với tâm lý tiêu dùng bị ảnh hưởng trong thời kỳ kinh tế khó khăn, nhiều người mua Trung Quốc đang yên tâm "đặt cược" vào các khoản đầu tư trú ẩn an toàn như vàng, thay vì mua kim cương.

Dấu hiệu 'hụt hơi' của loạt ông lớn xe điện Trung Quốc

Dấu hiệu 'hụt hơi' của loạt ông lớn xe điện Trung Quốc

(VNF) - Các nhà sản xuất xe điện (EV) hàng đầu của Trung Quốc từ BYD đến Xpeng đang mất nhiều thời gian hơn để giải quyết các khoản thanh toán với nhà cung cấp, trước thực trạng doanh số bán hàng chậm lại và chiết khấu ngày càng tăng.

Trưởng phòng công ty BĐS lừa đồng nghiệp góp 38 tỷ mua nhà giá 'sập hầm'

Trưởng phòng công ty BĐS lừa đồng nghiệp góp 38 tỷ mua nhà giá 'sập hầm'

(VNF) - Nguyễn Chí Học đưa ra thông tin gian dối rằng mình quen biết với cán bộ ngân hàng tại TP.HCM nên biết được thông tin về nhà đất giá “sập hầm” hoặc nhà đất bị ngân hàng phát mãi. Học kêu gọi mọi người góp vốn để mua nhà rồi chiếm đoạt.

Giá vàng cao kỷ lục do kỳ vọng Fed giảm lãi suất, bạc tăng vọt

Giá vàng cao kỷ lục do kỳ vọng Fed giảm lãi suất, bạc tăng vọt

(VNF) - Giá vàng đạt mức cao nhất mọi thời đại vào ngày 20/5 do xu hướng lạm phát chậm lại của Mỹ làm tăng kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể sớm thực hiện đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên, trong khi giá bạc đạt mức cao nhất hơn 11 năm.

Sự nghiệp của tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Sự nghiệp của tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

(VNF) - Với kết quả biểu quyết 475/475 đại biểu có mặt (chiếm tỉ lệ 97,54% tổng số Đại biểu Quốc hội) tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc bầu ông Trần Thanh Mẫn làm Chủ tịch Quốc hội khóa 15.

Thanh khoản dâng cao, tiền chảy đột biến vào cổ phiếu bảo hiểm

Thanh khoản dâng cao, tiền chảy đột biến vào cổ phiếu bảo hiểm

(VNF) - Đến cả nhóm ngành ảm đạm như bảo hiểm giờ cũng nhận dòng tiền đột biến, phần nào cho thấy “sóng tăng” hiện tại trên TTCK không tầm thường.

Chân dung tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Chân dung tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

(VNF) - 475/475 đại biểu có mặt (100%) thông qua nghị quyết bầu ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội làm Chủ tịch Quốc hội.