Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Theo các số liệu thống kê, năm 2018 có 1,6 tỷ người mua sắm trực tuyến, năm 2019, doanh thu thương mại điện tử (TMĐT) ước tính đạt 3.400 tỷ USD và sẽ tăng lên 4.060 tỷ USD vào năm 2020.
Do hình thức giao thương này tạo thuận lợi cho cả người bán lẫn người mua nên sau giai đoạn hình thành và phổ cập, từ năm 2016, theo Cục Giám sát quản lý về hải quan, Tổng cục hải quan, TMĐT đã bước sang giai đoạn phát triển và đến năm 2018, doanh thu TMĐT của Việt Nam đã đạt 2,269 tỷ USD, đứng vị trí thứ 6 nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng TMĐT cao nhất thế giới.
Theo bà Nguyễn Thị Minh Huyền, Phó cục trưởng Cục TMĐT và Kinh tế số, Bộ Công thương, trong những năm vừa qua, TMĐT ở Việt Nam đã có sự bứt phá mạnh mẽ, với tốc độ tăng trưởng 25% - 30%/năm và còn rất nhiều dư địa để phát triển. Nếu tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng như hiện nay thì vào năm 2025, quy mô thị trường TMĐT của Việt Nam đứng thứ 3 ASEAN, chỉ sau Thái Lan và Indonesia.
Thiếu tướng Đàm Thanh Thế, Chánh văn phòng thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia cho rằng, TMĐT đem lại rất nhiều lợi ích cho cả doanh nghiệp sản xuất, vận chuyển, người tiêu dùng và cả nền kinh tế. Trong nền kinh tế hội nhập toàn cầu, chịu sự tác động rất lớn và ngày càng lớn của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, không mộc quốc gia nào, doanh nghiệp nào và tuyệt đại đa số người tiêu dùng “đứng bên lề” hoạt động TMĐT.
“Nhưng giao dịch trên không gian mạng có rất nhiều rủi ro. Trên thực tế, có rất nhiều tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đã và đang lợi dụng TMĐT để buôn bán hàng kém chất lượng, hàng nhái, hàng giả, thậm chí cả hàng cấm, lừa đảo người tiêu dùng, không chỉ khiến người tiêu dùng “mất tiền mua bực vào người”, mà còn ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoạt động xuất-nhập khẩu trong nước. Làm sao vẫn thúc đẩy được hoạt động TMĐT nhưng phải ngăn chặn có hiệu quả tình trạng buôn bán bát nháo trên không gian mạng”, ông Thế nhấn mạnh tại cuộc Hội thảo về quản lý hải quan đối với hoạt động TMĐT vừa được Tổng cục Hải quan và Văn phòng thường trực Ban Chỉ dạo 389 quốc gia tổ chức vào sáng nay, ngày 19/9/2019.
Không gian mạng kết nối toàn cầu, không phụ thuộc vào vị trí địa lý, thời gian, quốc gia, lãnh thổ đã tạo ra môi trường thông thoáng nhất có thể để thúc đẩy thương mại trong từng nền kinh tế và thương mại toàn cầu, qua đó thúc đẩy hoạt động sản xuất, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân. Nhưng làm sao ngăn chặn được tình trạng buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng cấm, gian lận thuế, trốn thuế cũng là vấn đề được ông Nguyễn Công Bình, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đặt ra.
Theo ông Bình, việc chống gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng đối với hoạt động thương mại truyền thống đã hết sức khó khăn, còn chống tình trạng này trong hoạt động buôn bán trên không gian mạng, đặc biệt là thương mại xuyên biên giới còn khó khăn hơn rất nhiều.
Ông Vũ Hùng Sơn, Phó chánh văn phòng thường trực 389 quốc gia thừa nhận, tất cả các trò gian lận, lừa bịp trên thị trường truyền thống có thì trên thị trường điện tử đều có, thậm chí trên không gian ảo, các trò gian lận, lừa bịp còn phong phú, biến tướng “trăm hình, vạn trạng” hơn thị trường truyền thống rất nhiều.
“Chiêu trò gian lận, lừa bịp, trốn thuế, buôn bán hàng bất hợp pháp ở thị trường truyền thống nơi mà người bán người mua gặp nhau, xem hàng trực tiếp, có địa chỉ buôn bán rõ ràng còn khó phát hiện, xử lý nên trên thị trường ảo việc phát hiện, xử lý khó khăn hơn rất nhiều lần".
“Ví dụ, sau khi cơ quan quản lý thị trường phanh phui ra hoạt động buôn bán xì-gà, mỹ phẩm, thuốc đông y… giả, kém chất lượng thì các cửa hàng đã từng bán công khai mặt hàng này không còn bán nữa, hoặc nếu có thì bán lén lút. Nhưng trên không gian mạng, dù có xử lý cả trăm vụ, ngàn vụ thì các nơi bán những mặt hàng này vẫn hoạt động công khai, thậm chí bất cứ ai vào mạng cũng có thể mua được ngà voi, sừng tê giác, văn bằng, chứng chỉ giả nhưng cơ quan quản lý nhà nước không biết đâu mà lần, rất khó xử lý hết”, ông Sơn lấy ví dụ.
Ông Sơn cho rằng, ngoài các sàn TMĐT có thương hiệu, các sàn TMĐT nhỏ lẻ, người dân tự bán hàng trên các trang mạng xã hội đang sử dụng đủ mọi chiêu trò gian dối, lừa bịp người tiêu dùng.
“Người bán hàng chụp ảnh hàng thật đưa lên mạng nhưng lại giao hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ cho người tiêu dùng. Người bán hàng quảng cáo rùm beng, nói quá chất lượng, công dụng của sản phẩm hàng hóa để bán với giá… trên trời. Người bán quảng cáo giảm giá 50-70% nhưng thực ra thì không hề giảm… Tất cả những chiêu trò này đang gây mất lòng tin của người tiêu dùng khi mua hàng trên mạng”, ông Sơn nói.
Người tiêu dùng bị lừa khi mua hàng hóa trên mạng nhưng cũng đành ngậm ngùi mất tiền vì không có cách nào đổi, trả được hàng hóa hay lấy lại được tiền. Vì đối tượng tham gia bán, chào bán hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng chủ yếu là cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ hoặc cá nhân không đăng ký kinh doanh, hàng hóa được thanh toán qua khâu trung gian (chuyển khoản hoặc shipper) nên tiền đã thanh toán mua hàng giả, hàng nhái, hàng nhập lậu, người tiêu dùng đành chấp nhận vì người bán hàng thường sử dụng địa chỉ giả hoặc địa chỉ không có thật để giao dịch nên có báo cơ quan chức năng thì việc điều tra cũng không khác gì mò kim đáy bể.
Đối với hoạt động TMĐT trong nước, bà Nguyễn Thị Minh Huyền cho biết, để bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công thương đã từng mời những sàn giao dịch điện tử như Lazada, Tiki, Shopee, Sendo, Adayroi… lên cam kết không bán hàng giả, hàng nhái, hàng nhập lậu, đặc biệt là hàng cấm. Trên thực tế thì các sàn TMĐT có thương hiệu cũng có nhiều biện pháp bảo vệ người tiêu dùng, nâng cao uy tín. Tuy nhiên, việc này chỉ có thể áp dụng đối với sàn TMĐT làm ăn đàng hoàng, còn đối với tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tự bán hàng trên mạng xã hội thì việc quản lý vô cùng khó khăn.
Đối với hoạt động TMĐT xuyên biên giới, hiện Việt Nam đã có nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau như Luật Giao dịch TMĐT, Luật An ninh mạng, Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành. Nhưng theo ông Nguyễn Công Bình, các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động này chưa đẩy đủ, chưa đồng bộ là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng “bát nháo” trong TMĐT không hề thuyên giảm.
Tất cả hàng hóa xuất-nhập khẩu, kể cả thương mại truyền thống hay TMĐT đều được cơ quan hải quan quản lý, kiểm soát. Tuy nhiên, đối với thương mại truyền thống, cơ quan hải quan quản lý được toàn bộ hàng hóa cũng như hồ sơ, giấy tờ liên quan đến hàng hóa xuất-nhập khẩu. Còn TMĐT thì giao dịch được thực hiện trên không gian mạng, cơ quan hải quan chỉ có thể quản lý được hàng hóa ở dạng vật chất tại cửa khẩu, còn giấy tờ, hóa đơn, chứng từ liên quan đến hàng hóa không quản lý được. Nếu bắt buộc mọi giao dịch điện tử đều phải có đầy đủ hồ sơ, giấy tờ, hóa đơn khi xuất-nhập khẩu như giao dịch truyền thống sẽ kìm hãm sự phát triển của TMĐT, còn nếu không quản lý chặt thì rất khó ngăn chặn được tình trạng gian lận, đặc biệt là gian lận thuế làm thất thu ngân sách nhà nước, tác động xấu đến hoạt động sản xuất - kinh doanh trong nước.
“Với những hàng hóa là vật chất giao dịch xuyên biên giới qua TMĐT quản lý đã vô cùng khó khăn, nhưng với hàng hóa phi vật chất như sách điện tử, âm nhạc, phim ảnh, phần mềm, giải pháp kỹ thuật… quản lý thế nào là vấn đề phức tạp vô cùng”, ông Bình phát biểu.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.