Toàn cảnh Vinhomes Royal Island qua những khung hình từ trên cao
(VNF) - Dự án Vinhomes Royal Island đã được mở bán từ cuối tháng 3 với quy mô 877 ha, tổng vốn đầu tư khoảng 2,4 tỷ USD nằm trọn trên đảo Vũ Yên.
Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành dự thảo Thông tư Quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona.
Thông tư này quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi chung là tổ chức tín dụng) cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid–19.
Theo đó, tổ chức tín dụng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay đối với các khoản nợ phát sinh từ hoạt động cấp tín dụng thuộc một trong hai trường hợp.
Trường hợp thứ nhất là khoản nợ chưa chuyển nợ quá hạn mà khách hàng được đánh giá không có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi theo hợp đồng đã ký do chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid – 19.
Trường hợp thứ hai là khoản nợ đã chuyển nợ quá hạn trong khoảng thời gian từ ngày 23/1/2020 đến ngày Thông tư được ký ban hành do chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid – 19.
Dự thảo Thông tư đề xuất: "Tổng thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ không vượt quá thời gian cấp tín dụng ban đầu theo hợp đồng đã ký".
Bên cạnh đó, tổ chức tín dụng được giữ nguyên nhóm nợ như đã phân loại theo quy định của Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm gần nhất trước thời điểm ngày 23/1/2020 đối với phần dư nợ của các khoản nợ quy định trong hai trường hợp trên mà thời hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi trong khoảng từ ngày 23/1/2020 đến thời điểm liền sau 90 ngày kể từ ngày cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công bố hết dịch Covid – 19, bao gồm cả phần dư nợ đã cơ cấu lại nợ, miễn, giảm lãi vay trong khoảng thời gian từ ngày 23/1/2020 đến ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành và đã chuyển nhóm nợ.
Phía Ngân hàng Nhà nước cho biết sở dĩ chọn thời điểm bắt đầu đến hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi từ ngày 23/1/2020 là do đây là thời điểm mà khả năng trả nợ của doanh nghiệp, người dân bắt đầu chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, phù hợp với thời điểm phát hiện trường hợp đầu tiên dương tính với dịch Covid-19.
Thời điểm chốt hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi đến thời điểm liền sau 90 ngày kể từ ngày cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công bố hết dịch Covid – 19 được quy định để đảm bảo phù hợp với khả năng phục hồi dòng tiền của khách hàng sau khi hết dịch.
"Các khoản nợ không đáp ứng đủ các điều kiện tại dự thảo Thông tư (bao gồm cả các khoản nợ có thời gian trả nợ gốc và/hoặc lãi không nằm trong thời hạn từ ngày 23/1/2020 đến thời điểm sau 90 ngày kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố hết dịch, các khoản nợ không chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid - 19) thì không được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ theo quy định tại Thông tư", phía Ngân hàng Nhà nước cho biết thêm.
Dự thảo Thông tư cũng quy định tổ chức tín dụng được quyền quyết định, chịu trách nhiệm về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ, nhưng phải đảm bảo 5 nội dung.
Thứ nhất, có quy định nội bộ về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ, trong đó quy định cụ thể về tiêu chí xác định khoản nợ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid – 19; về nhiệm vụ, trách nhiệm của cá nhân, bộ phận trong việc thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ để thực hiện thống nhất trong toàn hệ thống.
Đồng thời phải theo dõi, kiểm tra, kiểm soát, giám sát đối với các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ, đảm bảo giám sát chặt chẽ, an toàn, phòng ngừa và ngăn chặn việc lợi dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ để trục lợi, phản ánh sai lệch chất lượng tín dụng.
Thứ hai, việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ được thực hiện trên cơ sở đề nghị của khách hàng và đánh giá của tổ chức tín dụngvề khả năng trả đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay của khách hàng sau khi được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, phù hợp mức độ ảnh hưởng của dịch Covid – 19 đến khả năng trả nợ của khách hàng; tổ chức tín dụng không thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay đối với khoản nợ mà việc cấp tín dụng vi phạm các quy định của pháp luật.
Thứ ba, tổ chức tín dụng phải thường xuyên rà soát, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng sau khi được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ.
Khoản nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ theo quy định tại Thông tư này nhưng khách hàng vẫn không trả được nợ khi đến hạn (bao gồm cả việc đến hạn theo thời hạn cơ cấu lại) hoặc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá khách hàng không có khả năng trả nợ thì thực hiện phân loại theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước.
Thứ tư, đối với số lãi phải thu của phần dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ đủ tiêu chuẩn (nhóm 1) theo quy định tại Thông tư này, tổ chức tín dụng không phải hạch toán thu nhập mà thực hiện theo dõi ngoại bảng để đôn đốc thu, khi thu được thì hạch toán vào thu nhập.
Cuối cùng, trong thời gian 5 ngày đầu tiên của mỗi tháng và khi có yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải gửi báo cáo Ngân hàng Nhà nước (qua Vụ Tín dụng các ngành kinh tế) về tình hình thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ theo quy định tại Phụ lục đính kèm Thông tư này.
(VNF) - Dự án Vinhomes Royal Island đã được mở bán từ cuối tháng 3 với quy mô 877 ha, tổng vốn đầu tư khoảng 2,4 tỷ USD nằm trọn trên đảo Vũ Yên.