Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Hai quỹ đầu tư nước ngoài gồm First Burns Investments Limited (FBIL) và Asia Reach lnvestments Limited (ARIL) là cổ đông của ACB vừa có thông báo về việc muốn thoái bớt vốn sở hữu tại nhà băng này.
First Burns lnvestments đang sở hữu hơn 86,4 triệu cổ phiếu ACB, tương đương 4% vốn điều lệ của ngân hàng. Quỹ này dự kiến bán ra 32,9 triệu cổ phiếu ACB để giảm tỷ lệ sở hữu tại đây về 2,48% (bao gồm cả số lượng cổ phiếu tăng thêm do nhận cổ tức bằng cổ phiếu).
Trong khi đó, Asia Reach lnvestments hiện nắm giữ hơn 68 triệu cổ phiếu ACB, tương đương 3,15% vốn. Quỹ đăng ký bán 13,7 triệu cổ phiếu và giảm tỷ lệ sở hữu tại nhà băng này xuống 2,51% vốn.
Theo công bố của cả 2 quỹ đầu tư, mục đích giao dịch nói trên là bán cổ phiếu thu hồi tiền mặt. Các giao dịch sẽ được thực hiện từ 9/10 đến 6/11 thông qua phương thức khớp lệnh trên sàn hoặc giao dịch thỏa thuận thông qua VSD.
Cả Asia Reach Investments và First Burns lnvestments đều là quỹ đầu tư có liên quan đến thành viên HĐQT của ACB, ông Dominic Scriven - Chủ tịch quỹ đầu tư Dragon Capital.
Theo báo cáo thường niên 2019 của ACB, Asia Reach Investments, First Burns lnvestments cùng Dragon Financial Holdings nắm giữ tổng cộng hơn 14% vốn ngân hàng phía Việt Nam. Nếu giao dịch thoái vốn của 2 quỹ nói trên hoàn tất, khối lượng nắm giữ của nhóm này sẽ giảm xuống 11,9%.
Theo báo cáo đầu tư của Vietnam Enterprise Investments Limited (VEIL) thuộc Dragon Capital, tính đến cuối tháng 9, khoản đầu tư vào cổ phiếu ACB chiếm gần 8,7% tổng giá trị danh mục đầu tư của quỹ. Đây cũng là khoản đầu tư lớn 3 trong danh mục với giá trị tương đương 126 triệu USD. Nhiều năm liên tiếp khoản đầu tư tại ACB luôn nằm trong top những khoản đầu tư lớn nhất của Vietnam Enterprise Investments tại thị trường Việt Nam.
Động thái muốn thoái bớt vốn khỏi ACB của các cổ đông ngoại nói trên diễn ra trong bối cảnh cổ phiếu ACB đang có xu hướng tăng mạnh từ giữa năm đến nay.
Đến cuối phiên hôm nay (7/10), giá cổ phiếu ACB đóng cửa ở mức 23.400 đồng, tăng gần 40% so với cuối tháng 7. Tạm tính theo mức giá này, đợt thoái vốn của nhóm quỹ ngoại trên sẽ có giá trị tương đương hơn 1.000 tỷ đồng, tương đương hơn 2% vốn hóa hiện tại của ngân hàng.
Mới đây, ACB cũng đã phát hành 498,8 triệu cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu. Vốn điều lệ của ngân hàng từ đó cũng được nâng lên 21.616 tỷ đồng (trước đó là 16.627 tỷ).
ACB cũng là một trong những nhà băng đã lên kế hoạch chuyển sàn niêm yết từ HNX sang HOSE. Theo ông Đỗ Minh Toàn, Tổng giám đốc ACB, việc chuyển sàn sẽ được thực hiện sau khi hoàn tất chia cổ tức cho cổ đông hiện hữu và ngân hàng dự kiến chuyển ngay trong năm nay.
Kế hoạch chuyển sàn này đi kèm với kỳ vọng rất lớn của các ông chủ ngân hàng về việc cổ phiếu ACB sẽ được đưa vào nhiều rổ chỉ số quan trọng trên thị trường.
Cụ thể, với hiệu ứng chuyển sàn, việc niêm yết trên HOSE sẽ mang lại một số lợi ích cho cổ đông, như cổ phiếu ACB nhiều khả năng được lọt vào các rổ chỉ số của HOSE với tỷ trọng đáng kể như VN30 (tỷ trọng khoảng 4%), VNDIAMOND (10%), VNFINSELECT (12%), VNFINLEAD (12%)... từ đó có thể giúp làm tăng giá trị thị trường của cổ phiếu.
Năm nay, ACB dự kiến tổng tài sản ngân hàng tăng khoảng 12%, trong đó, tiền gửi khách hàng tăng 12% và tăng trưởng tín dụng ở mức tối đa Ngân hàng Nhà nước cho phép là 11,75%.
Ngân hàng cũng đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế đạt 7.636 tỷ đồng, tuy chỉ tăng 1,6% so với năm 2019 nhưng là con số kỷ lục từ trước đến nay của ngân hàng. Sau nửa năm, lợi nhuận trước thuế ACB thu về được đã đạt 3.819 tỷ, tăng 5% so với cùng kỳ và tương đương 50% kế hoạch đặt ra.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.