Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Theo báo cáo, tổng số văn bản đã được rà soát là 8.779 văn bản (bao gồm: 249 bộ luật, luật; 43 nghị quyết của Quốc hội; 44 pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; 1.163 nghị định của Chính phủ; 866 quyết định của Thủ tướng Chính phủ; 6.414 văn bản của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ). Kết quả rà soát đã chỉ ra hàng loạt quy định mâu thuẫn, chồng chéo, không phù hợp với thực tiễn cần được sửa chữa, bổ sung, thay thế.
Đáng chú ý là các quy định về tài chính, thuế, quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.
Theo đó, có 1.484 văn bản đã được rà soát (gồm: 404 văn bản về thuế; 49 văn bản về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; 1.031 văn bản về tài chính), kết quả phát hiện một số quy định mâu thuẫn, chồng chéo, vướng mắc, bất cập, không phù hợp thực tiễn.
Có thể kể đến như Điều 12 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP ngày 06/10/2015, quy định Bộ Tài chính kiến nghị xử lý kỷ luật đối với người có trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu và người quản lý doanh nghiệp trong trường hợp không thực hiện chế độ báo cáo đúng quy định và không chấp hành các khuyến nghị, chỉ đạo trong báo cáo giám sát của cơ quan đại diện chủ sở hữu, Bộ Tài chính.
Tuy nhiên, theo đánh giá của nhóm rà soát, quy định này là không phù hợp với chức năng của Bộ Tài chính cũng như quy định của Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Theo đó, pháp luật về cán bộ, công chức đã quy định cụ thể về hình thức kỷ luật, thẩm quyền xử lý kỷ luật, trình tự, thủ tục xem xét xử lý kỷ luật. Cụ thể, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật; người đứng đầu cơ quan quản lý hoặc người đứng đầu cơ quan được phân cấp quản lý công chức tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật; căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, cơ quan đại diện chủ sở hữu có thẩm quyền kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và xem xét, quyết định hình thức kỷ luật đối với các cá nhân, tổ chức liên quan thực hiện nhiệm vụ cơ quan đại diện chủ sở hữu.
Vì vậy, nhóm rà soát đề nghị bãi bỏ quy định về trách nhiệm của Bộ Tài chính trong việc kiến nghị xử lý kỷ luật tại Nghị định số 87/2015/NĐ-CP.
Một bất cập khác là quy định về trách nhiệm của Bộ Tài chính trong giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp.
Cụ thể, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp năm 2014 giao Bộ Tài chính phối hợp với cơ quan đại diện chủ sở hữu thực hiện giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp (điểm a, khoản 2 Điều 8) ở trung ương.
Theo đó, Bộ Tài chính là cơ quan phối hợp với cơ quan đại diện chủ sở hữu thực hiện giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp, giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước.
Tuy nhiên, nhóm rà soát đánh giá việc giao Bộ Tài chính phối hợp với cơ quan đại diện chủ sở hữu để thực hiện công việc này là không cần thiết, làm giảm tính chủ động, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu.
Nguyên nhân là pháp luật hiện hành đã quy định rõ ràng, cụ thể về thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu trong việc phê duyệt kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, các chỉ tiêu đánh giá, xếp loại doanh nghiệp; các cơ quan đại diện chủ sở hữu hoàn toàn đủ thông tin, công cụ, thẩm quyền để đánh giá hiệu quả và xếp loại doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý.
Do đó, nhóm rà soát đề nghị sửa đổi Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp năm 2014 theo hướng bỏ quy định Bộ Tài chính tham gia giám sát tài chính đối với các doanh nghiệp ở trung ương.
Một quy định khác cũng bị đánh giá là không cần thiết là việc lập báo cáo định kì 6 tháng đầu năm (Nghị định 87).
Theo nhóm rà soát, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính 6 tháng đầu năm của doanh nghiệp thường không phản ánh đầy đủ, toàn diện hoạt động của doanh nghiệp. Đặc biệt, các doanh nghiệp có độ trễ về hoạt động sản xuất kinh doanh như xây dựng, dịch vụ, giáo dục… thường phát sinh doanh thu, chi phí vào cuối năm. Do đó, số liệu 6 tháng đầu năm chưa đủ căn cứ kết luận sát thực tiễn và toàn diện đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Phương án xử lý được đề xuất là sửa đổi Nghị định số 87/2015/NĐ-CP theo hướng bỏ quy định báo cáo định kỳ 6 tháng đầu năm.
Về việc bán vốn, theo Nghị định số 91/2015/NĐ-CP (điểm c khoản 1 Điều 38a) và Nghị định số 32/2018/NĐ-CP (khoản 16 Điều 1), việc xác định giá khởi điểm khi chuyển nhượng vốn được căn cứ trên giá của tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định và giá tham chiếu bình quân của 30 ngày giao dịch liên tiếp trên thị trường chứng khoán trước ngày công bố thông tin thực hiện bán cổ phần chuyển nhượng vốn.
Trong trường hợp giá thanh toán khi giao dịch ngoài sàn được xác định phù hợp với từng phương thức chuyển nhượng (đấu giá công khai, chào bán cạnh tranh, thỏa thuận) mà thấp hơn giá sàn trong ngày mở cuộc đấu giá công khai, chào bán cạnh tranh, thỏa thuận thì nhà đầu tư phải thanh toán theo giá sàn của ngày đó.
Theo nhóm rà soát, quy định nêu trên phát sinh bất cập do nhà đầu tư đã trúng đấu giá công khai, chào bán cạnh tranh hoặc ký hợp đồng chuyển nhượng nhưng lại phải thanh toán theo giá sàn không phải là giá đặt mua đã trúng của nhà đầu tư.
Vì vậy, nhóm rà soát đề nghị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một phần Nghị định số 91/2015/NĐ-CP và Nghị định số 32/2018/NĐ-CP theo hướng: bãi bỏ quy định nhà đầu tư phải thanh toán giá mua cổ phần bằng với giá sàn và bổ sung nguyên tắc xác định giá khởi điểm khi chuyển nhượng vốn tại các công ty cổ phần đã niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên sở giao dịch chứng khoán.
Về cổ phần hóa, khoản 1 Điều 13 Nghị định số 126/2017/NĐ-CP quy định doanh nghiệp thực hiện rà soát toàn bộ diện tích đất đang quản lý, sử dụng để lập phương án sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai, pháp luật về sắp xếp, xử lý nhà đất thuộc sở hữu nhà nước và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, phê duyệt trước thời điểm quyết định cổ phần hóa.
Theo nhóm rà soát, quy đinh này chưa tách bạch rõ phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo quy định pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công với phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa doanh nghiệp. Tuy nhiên, Nghị định số 126/2017/NĐ-CP lại chưa có quy định cụ thể về trình tự, thẩm quyền phê duyệt phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa.
Phương án xử lý được đề xuất là sửa đổi Nghị định số 126/2017/NĐ-CP theo hướng bổ sung quy định cụ thể về trình tự, thẩm quyền phê duyệt phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.