'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới đây có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ báo cáo về việc chuyển giao dự án khu công nghiệp (KCN) dịch vụ dầu khí Soài Rạp, tỉnh Tiền Giang từ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) cho tỉnh Tiền Giang.
Trước đó, hồi cuối tháng 5/2018, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tưchur trì, phối hợp với các bộ ngành khác hướng dẫn, giám sát việc thu hồi, chuyển giao KCN Soài Rạp theo đúng quy định.
KCN Tàu thuỷ Soài Rạp ban đầu được giao cho Tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin) làm chủ đầu tư. Đến năm 2010, Vinashin đã cơ bản hoàn thành công tác đền bù, giải phóng mặt bằng 285 ha đất.
Sau đó, năm 2010, dự án được giao cho PVN thực hiện và đổi tên thành KCN dịch vụ dầu khí Soài Rạp. Sau khi nhận bàn giao, PVN đã giao cho Tổng công ty Xây lắp Dầu khí (PVC) làm chủ đầu tư với mục tiêu đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN.
Là khu công nghiệp có vị trí rất thuận tiện trong việc phát triển kinh tế biển nhưng sau 3 năm kể từ khi giao cho PVC làm chủ đầu tư, KCN đã hoàn thành san lấp mặt bằng, hoàn thành phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và thu hút được 1 dự án thứ cấp là Công ty Cổ phần sản xuất ống thép dầu khí (PVPINE).
Do chậm tiến độ triển khai so với tiến độ đăng ký nên ban quản lý các KCN tỉnh Tiền Giang đã ban hành quyết định về việc chấm dứt hoạt động và thu hồi dự án đã cấp cho PVC vào năm 2014.
Theo báo cáo của UBND tỉnh Tiền Giang, tổng giá trị chuyển giao dự án là hơn 343,5 tỷ đồng. Sau khi tiếp nhận dự án, UBND tỉnh Tiền Giang sẽ lựa chọn nhà đầu tư và yêu cầu nhà đầu tư mới hoàn trả trực tiếp chi phí cho PVN. PVN sẽ thanh toán các chi phí PVC đã thực hiện đầu tư vào dự án.
Ngày 5/9/2017, UBND tỉnh Tiền Giang đã có công văn đề nghị PVN có ý kiến về một số nội dung hai bên thảo luận và xác định thời gian cụ thể để tiến hành bàn giao nguyên trạng dự án. Tuy nhiên, từ đó đến tháng 9/2018, PVN chưa có ý kiến trả lời và đây cũng là nguyên nhân việc chuyển giao bị kéo dài.
Trong văn bản góp ý, Bộ Tư pháp cho rằng PVC không còn là chủ đầu tư dự án nên PVC không có căn cứ pháp lý ký hợp đồng chuyển nhượng dự án. Do đó, việc chuyển giao dự án từ PVN sang UBND tỉnh Tiền Giang là không có cơ sở.
Bộ Tài chính cũng đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm rõ phương án xử lý vướng mắc này, trường hợp thu hồi thì thu hồi có bồi thường hay không bồi thường để báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định.
Bộ Tài nguyên và Môi trường thì cho rằng UBND tỉnh Tiền Giang cần căn cứ và kết quả thanh tra, kiểm tra việc sử dụng đất thực hiện dự án, xem xét quyết định thu hồi đất của dự án theo đúng quy định pháp luật. Đồng thời, tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư đủ năng lực thực hiện dự án, không để xảy ra tham nhũng, thất thoát ngân sách nhà nước và khiếu kiện phức tạp.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng về mặt pháp lý, PVC là chủ đầu tư của dự án nhưng PVN đã giao cho PVC làm chủ đầu tư và PVN đã chi trả các chi phí cho Vinashin khi thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc tái cơ cấu Vinashin.
“Do đó, về mặt kinh tế, PVN vẫn đang thực hiện việc làm chủ đầu tư dự án. Do đó, PVN có trách nhiệm thực hiện chuyển giao dự án cho UBND tỉnh Tiền Giang”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.