Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Cuối năm 2021, có hai sự kiện đã làm chấn động giới đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Một là pha bán chui gần 75 triệu cổ phiếu của chủ tịch tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết. Hai là vụ đấu giá đất cao kỷ lục tại Thủ Thiêm của chủ tịch tập đoàn Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng. Và cũng chỉ sau các sự kiện này vài tháng, cả chủ tịch FLC lẫn chủ tịch Tân Hoàng Minh đều bị khởi tố, bắt giam.
Hai sự kiện nói trên đã khởi đầu cho một năm ngập tràn tin đồn về các doanh nhân Việt Nam. Sớm nhất và liền kề ngay sau khi ông Trịnh Văn Quyết bị bắt giam là tin đồn về CEO tập đoàn G bị điều tra. Không chỉ làm rung chuyển thị trường chứng khoán, tin đồn về vị CEO kín tiếng này còn đẩy tập đoàn G vào tình cảnh “dở khóc dở cười” chưa từng có. Có nguồn tin cho biết thời điểm đó, tình hình căng thẳng tới mức vị CEO tập đoàn G còn phải ngày 2 lần lên công ty, đi đi lại lại để nhân viên thấy rằng mình… chưa bị bắt.
Cùng với CEO tập đoàn G, chủ tịch tập đoàn S cũng bị liên tục bị đồn thổi sẽ vướng vòng lao lý. Áp lực quá lớn đã khiến ban truyền thông tập đoàn này phải gửi thư điện tử (email) tới các cơ quan báo chí, xin không đăng tải bất cứ thông tin gì về hoạt động của tập đoàn, kể cả tin tức về đại hội đồng cổ đông.
Các doanh nhân tốp đầu cũng không tránh khỏi “miệng lưỡi thế gian”. Hồi giữa năm 2022, chủ tịch tập đoàn V bị đồn thổi cấm xuất cảnh. Tin đồn mạnh đến mức, sau đó vài tháng, chỉ một bức ảnh “vu vơ”, chụp vài chiếc xe cảnh sát 113 đỗ trước cổng tập đoàn này, khi bị đẩy lên mạng xã hội cũng làm thị trường “dậy sóng” bởi tin đồn bắt bớ, dù cho trên thực tế đây chỉ là chiếc xe đang làm nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự.
Không quá nặng nề như chủ tịch tập đoàn V, song chủ tịch tập đoàn N cũng khốn khổ với các tin đồn. Để “giải oan”, vị doanh nhân này đã phải mặc áo phông, quần bò (quần jean) đi thăm các dự án, như minh chứng rằng mình vẫn đang… bình thường.
Điều tương tự cũng diễn ra với một doanh nhân tầm cỡ khác, Phó chủ tịch ngân hàng H, khi bà cho phát sóng trực tiếp hội nghị trực tuyến với nhà đầu tư. Đây là lần xuất hiện rất hiếm hoi của nữ doanh nhân này trong năm nay, và đặc biệt là trong lúc thị trường có nhiều đồn đoán bất lợi.
Trường hợp đáng kể khác là chủ tịch tập đoàn H, ông gần như biến mất khỏi truyền thông trong khoảng 1 năm trở lại đây, không chỉ vì tình hình kinh doanh gặp nhiều khó khăn mà còn bởi tin đồn bủa vây cả ông lẫn tập đoàn, dù cho trước đó ông nổi tiếng là một doanh nhân cởi mở.
Ở một góc độ khác, tin đồn bất lợi không chỉ diễn ra đối với cá nhân doanh nhân mà còn đối với cả doanh nghiệp mà họ đang lãnh đạo. Bi kịch này xảy ra nhiều nhất với tập đoàn Novaland khi trong một thời gian ngắn cuối năm 2022, doanh nghiệp này phải liên tiếp lên tiếng cải chính. Đầu tiên là nội dung sai sự thật về dự án Aqua City tại Đồng Nai; thứ hai là văn bản cầu cứu Bộ trưởng Bộ Xây dựng về dự án The Water Bay có từ năm 2020; thứ ba là nội dung về tình hình tài chính của tập đoàn.
Cũng “vạ lây” theo Novaland là tập đoàn Nam Long khi doanh nghiệp này bất đắc dĩ phải cải chính tin đồn về dự án Izumi City tại Đồng Nai (cùng với Aqua City là một dự án trước khi tách ra).
Dù sau cải chính, tin đồn đã gần như bị dẹp bỏ, song hậu quả mà các tin đồn gây ra là rất lớn và gần như không thể bù đắp được. Còn nhớ tại thời điểm đầu năm 2022, chỉ số Vn-Index vẫn còn đang ở vùng đỉnh cao 1.400 - 1.500 điểm, chính những tin đồn đã “đạp” cho thị trường sụt giảm. Sau đó, cùng với nhiều yếu tố khác, thị trường đã rớt xuống tận vùng 800 – 900 điểm, như trở lại vạch xuất phát của mười mấy năm trước.
Nhà đầu tư chứng khoán sẽ khó có thể quên những cú chia hai, chia ba thị giá của GEX, hay cú sập của bộ ba cổ phiếu nhà Vingroup (VIC, VHM, VRE) vào tháng 7. Tính chung cả năm, thị trường đã mất hàng nghìn tỷ đồng, hàng chục nghìn tỷ đồng vốn hóa chỉ vì những tin đồn vô căn cứ lan truyền trên mạng xã hội.
Tuy nhiên, nếu những thiệt hại về vốn hóa thị trường, thị giá cổ phiếu còn có thể đong đếm được thì thiệt hại về uy tín của doanh nhân, hình ảnh và thương hiệu doanh nghiệp… thì không thể nào đong đếm bằng con số.
Thử hình dung một doanh nghiệp bất động sản sẽ ra sao nếu như lãnh đạo doanh nghiệp liên tục bị đồn thổi bắt bớ? Gần như chắc chắn, hoạt động kinh doanh, bán hàng của doanh nghiệp đó sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bởi đơn giản là chẳng ai muốn mua sản phẩm của một doanh nhân có thể bị bắt. Mở rộng ra, các quan hệ hợp tác với nhà cung cấp, nhà phân phối, đơn vị xây dựng, hay bên cung ứng vốn đều có thể bị tổn hại nặng nề. Cơ hội kinh doanh có thể bị tước đoạt mà không cách nào lấy lại được, hoặc khi lấy lại được thì 10 phần chỉ còn được 3 – 4 phần. Trong khi đó, kẻ tung tin đồn thất thiệt lại chỉ bị phạt vài triệu đồng.
Nói về tin đồn, người xưa có câu rất thâm thúy “Tin đồn đến người khôn là hết”. Câu nói ấy có hai tầng nghĩa. Tầng nghĩa thứ nhất là người khôn biết thật giả, tin đồn không thể lừa được họ. Tầng nghĩa thứ hai là người chế tạo tin đồn cũng là một loại người khôn. Rất tiếc là trên thị trường hiện nay, số người khôn không có nhiều. Vì thế, cảnh hỗn loạn, tháo chạy diễn ra khi có tin đồn là điều thường thấy.
Song rất khó để trách các nhà đầu tư “yếu bóng vía”, bởi tin đồn thường đánh rất đúng vào lòng tham và nỗi sợ hãi. Chưa kể trong một thế giới ngập tràn thông tin, mà ai cũng có thể là một nguồn phát, việc phân định thật giả trở nên rất khó cho những nhà đầu tư cá nhân ít kinh nghiệm. Chúng ta cũng chớ quên rằng, động lực tăng trưởng của thị trường chứng khoán trong những năm qua tới từ F0 – một phần lớn là những cá nhân lần đầu biết tới chứng khoán và mua bán theo đám đông, hoàn toàn không có kiến thức kinh – tài, hay gọi một cách hài hước là những nhà đầu tư theo “hệ tâm linh”.
Nhưng ngay cả những nhà đầu tư có kinh nghiệm, tác động của tin đồn cũng là khó tránh khỏi, bởi một điều dối trá được lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ được tin là sự thật. Tích xưa kể rằng mẹ Tăng Sâm (một trong bốn đại hiền nhân của Nho giáo, tác giả sách Đại học) đang ngồi dệt vải, chợt có người chạy đến bảo Tăng Sâm giết người. Bà mẹ không tin, vẫn điềm nhiên ngồi dệt vải. Nhưng tới người thứ ba đến nói Tăng Sâm giết người thì bà mẹ cũng hốt hoảng mà bỏ chạy. Như vậy, có thể thấy, đến mẹ cũng có thể nghi ngờ con dưới ảnh hưởng của tin đồn thì nói gì tới việc nhà đầu tư tháo chạy khi gặp phải biến cố tâm lý.
Song, câu chuyện của tin đồn cũng đặt ra một vấn đề cho nhà đầu tư là nếu có kiến thức, kinh nghiệm, điều cần thiết là phải vững tâm trước các tin tức đồn thổi, không có căn cứ xác thực. “Nghi ngờ hợp lý”, “kiểm tra chéo” là hành động cần có trước khi ra quyết định. Trong đầu tư, nghi ngờ sẽ giúp bạn sống sót, nhưng điều còn quan trọng hơn cả nghi ngờ là biết cách thoát ra khỏi nghi ngờ đó.
Với các doanh nghiệp, ứng xử khôn ngoan trước tin đồn là minh bạch thông tin. Sẽ là sai lầm nếu doanh nghiệp cho rằng một cuộc khủng hoảng không thể tiếp tục nếu không có thêm diễn biến mới. Bởi điều đó chỉ đúng với khủng hoảng cá nhân, còn với khủng hoảng doanh nghiệp, lại do tin đồn tạo nên, sự im lặng sẽ càng tạo điều kiện cho tin đồn lan truyền và nảy sinh.
Công bố thông tin, đối thoại cổ đông/nhà đầu tư, cung cấp các bằng chứng xác thực là những biện pháp giúp đẩy lùi tin đồn thất thiệt, bảo vệ cho quyền lợi của chính doanh nghiệp cũng như đối tác, khách hàng. Đôi khi, một bức ảnh còn hơn cả vạn lời nói.
Ngoài ra, trong trường hợp cần thiết, doanh nghiệp cũng có thể tính tới các biện pháp mạnh tay hơn như mời cơ quan điều tra vào cuộc hoặc tiến hành các thủ tục khiếu nại, thưa kiện. Điều đó sẽ củng cố cho nhà đầu tư, đối tác, khách hàng về sự minh bạch và quyết liệt trong bảo vệ lợi ích doanh nghiệp.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.