Nữ founder công ty kỳ lân mới của Đông Nam Á: 'Tôi luôn phải đấu tranh để được lắng nghe'

Quỳnh Anh - 14/10/2021 09:32 (GMT+7)

(VNF) - Tessa Wijaya là người đồng sáng lập và Giám đốc điều hành của Xendit, startup kỳ lân mới trong ngành tài chính công nghệ (fintech) của Indonesia. Là nữ lãnh đạo hiếm hoi trong trong ngành fintech, con đường thành công dường như chông gai gấp đôi với Tessa nhưng cô quyết không bỏ cuộc.

VNF
Tessa Wijaya là người đồng sáng lập và Giám đốc điều hành của Xendit, startup kỳ lân mới trong ngành tài chính công nghệ (fintech) của Indonesia.

Tessa Wijaya sinh ra và lớn lên ở thị trấn nhỏ tên Sukabumi của Indonesia. Cô sống ở đây cho tới năm 9 tuổi và được bà nuôi nấng. 

Nữ doanh nhân hé lộ bản thân cô đã khác biệt ngay từ ngày còn bé. Thay vì thích chơi búp bê như những bé gái khác, cô lại thích những nhân vật hành động. Đồng thời, Tessa từ rất sớm đã đặt ra mục tiêu trở thành kỹ sư hoặc thành lập một công ty khởi nghiệp của bản thân.

Tessa có bằng Cử nhân tại trường Đại học Syracuse và bằng Thạc sĩ của Đại học Sydney. Những năm 20 tuổi, Tessa được nhận làm việc với vị trí phân tích tại một quỹ đầu tư tư nhân ở Jakarta nhờ năng lực tư duy phản biện và sự quyết tâm của mình, dù cô chưa có nhiều kiến thức về tài chính.

Cô cũng trải nghiệm vị trí nhà phân tích phát triển kinh doanh cho Fairways Capital, một công ty đầu tư kinh doanh cửa hàng, tập trung vào thực hiện các giao dịch trong lĩnh vực hậu cần và nông nghiệp, và là chuyên viên phân tích cao cấp tại Quvat, một công ty cổ phần tư nhân có trụ sở tại Indonesia.

Tessa còn có 7 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực cổ phần tư nhân. Nhờ đó, cô đã có được kiến thức và kỹ năng tài chính để đầu tư vững chắc và đã đóng góp rất nhiều vào thành công của cô sau này tại Xendit.

Phải đấu tranh để được lắng nghe

"Đối với tôi, mọi thứ là một thử thách cực lớn… Làm thế nào tôi bắt kịp với những đồng nghiệp khác? Sẽ rất khó khăn để được nhìn nhận nghiêm túc khi bạn trông còn trẻ và bạn là phụ nữ", Tessa bộc bạch.

Quả thực, Tessa luôn phải đấu tranh để được lắng nghe. Các ý kiến của cô thường bị lãnh đạo phớt lờ, thêm vào đó cô cũng không có một tấm bằng “hoành tráng” để được mọi người nhìn nhận và coi trọng.

Tuy vậy, Tessa cho biết cô đã luôn nỗ lực để thể hiện bản thân, và nhờ đó cô đã có cơ hội tiếp xúc với những người bạn, người đồng nghiệp mà sau này đã cùng cô xây dựng Xendit.

Tessa Wijaya cùng các cộng sự của mình

Xendit – Kỳ lân fintech mới nổi của Đông Nam Á

Năm 2015, Tessa gặp gỡ một nhóm sinh viên từ Đại học California – Berkely, những người đang thực hiện một dự án về dịch vụ thanh toán điện tử thông qua công ty khởi nghiệp Y Combinator.

Vốn luôn mong muốn được đóng góp trong ngành kinh doanh đang rộng mở tại Đông Nam á, và nhìn nhận được việc phải kết nối giữa các khoản thanh toánh với nền tảng thương mại điện tử, Tessa ngay lập tức yêu thích công việc mà nhóm sinh viên kia đang làm.

Cô và nhóm bạn này ngay lập tức bắt đầu triển khai một nền tảng thanh toán mới, sau này trở thành Xendit. Theo nhận định của startup này, Đông Nam Á là một thị trường tiềm năng cho sự đổi mới và đột phá, khi có tới 70% trong tổng dân số 580 triệu người sử dụng mạng internet.

Sau 6 năm hoạt động sôi nổi, tháng 9/2021 vừa qua, Xendit huy động thành công 150 triệu USD trong vòng gọi vốn Series C do quỹ đầu tư mạo hiểm Tiger Global dẫn đầu với sự tham gia của các nhà đầu tư hiện tại, đó là Accel, Amasia và Goat Capital do Justin Kan sở hữu, đưa startup này trở thành kỳ lân fintech mới hiếm hoi tại Indonesia.

Hiện tại, Xendit xử lý hơn 65 triệu giao dịch trị giá tới 6,5 tỷ USD hàng năm. Nữ founder và đội ngũ 600 người của cô đã thực hiện các thanh toán trực tuyến, điều hành thị trường và quản lý tài chính cho các doanh nghiệp ở Malaysia, Philippines, Singapore và một số quốc gia khác. Khách hàng của Xendit hiện tại có thể kể tới Grab, Wise và Traveloka.

Sau khi gọi vốn thành công tại Series C, Xendit sẽ đổi mới các sản phẩm của mình, với mục tiêu mở rộng sang một số quốc gia tại Đông Nam Á do tiềm năng phát triển rất lớn ở khu vực này.

Mang vị thế của một kỳ lân mới, Xendit sẽ củng cố sứ mệnh cung cấp cơ sở hạ tầng tài chính đáng tin cậy và an toàn cho hàng triệu công ty trên khắp Đông Nam Á, đồng thời giúp các doanh nghiệp phát triển và phát triển cùng với nền kinh tế kỹ thuật số mới nổi.

Khuyến khích phụ nữ tham gia vào ngành công nghệ tài chính

Sinh ra và lớn lên ở thị trấn nhỏ, không theo học những trường đại học danh giá như Ivy League, là phụ nữ hiếm hoi tham gia vào ngành công nghệ tài chính, dù có nhiều ý tưởng nhưng không phải lúc nào cũng được lắng nghe,…là những điều khiến Tessa băn khoăn, nhưng cô không từ bỏ.

Tessa Wijaya cũng luôn muốn tạo điều kiện để nhiều phụ nữ khác tham gia vào ngành fintech – hiện tại chỉ có 7% lãnh đạo là phụ nữ.

Tessa Wijaya luôn muốn tạo điều kiện để nhiều phụ nữ khác tham gia vào ngành fintech.

Năm 2020, Tessa khởi xướng nền tảng Women in Tech Indonesia. Nền tảng này được thành lập để trở thành một công cụ học tập cho phụ nữ. Tessa muốn nền tảng này tập hợp các doanh nghiệp công nghệ, nhà phát triển và kỹ thuật viên nữ có nguyện vọng trao đổi ý tưởng và kinh nghiệm thông qua một loạt hội thảo cũng như diễn đàn xã hội.

Theo Tessa, có rất nhiều phụ nữ mạnh mẽ ở Indonesia, nhưng không nhiều người lộ diện công khai. Tessa đánh giá rằng phụ nữ có khả năng tuyệt vời để làm việc trong lĩnh vực công nghệ.

“Phụ nữ cần có tiếng nói và có thể đóng góp rất nhiều, đặc biệt là về những gì họ có thể đạt được. Đặc biệt là ở châu Á và công nghệ, nơi mọi người cần nhiều hình mẫu hơn để hỗ trợ các hệ sinh thái phát triển mạnh mẽ", nữ founder chia sẻ.

Cô có lời khuyên tới tất cả những phụ nữ có tham vọng nhưng còn đang do dự có nên tham gia vào ngành công nghiệp tài chính: “Cứ làm đi, thất bại cũng được, bạn sẽ học được nhiều điều từ thất bại hơn là thành công. Bạn sẽ luôn nhớ lần đầu tiên bạn thất bại và điều đó giúp bạn tiếp tục con đường của mình”.

Xem thêm >>Aaron Tan: Từ cậu bé 13 tuổi đam mê kinh doanh tới chủ startup tỷ đô nhờ ô tô cũ

Theo CNBC, IDN Times
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Bắt nguyên Tổng giám đốc Tập đoàn Cao su Việt Nam Lê Quang Thung

Bắt nguyên Tổng giám đốc Tập đoàn Cao su Việt Nam Lê Quang Thung

(VNF) - Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã khởi tố vụ án hình sự “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí" xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam và các đơn vị liên quan. Đồng thời, đơn vị này cũng đã khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, Lệnh khám xét đối với 9 bị can liên quan để điều tra, làm rõ.

Một công nhân tại Hải Phòng trúng Vietlott gần 70 tỷ đồng

Một công nhân tại Hải Phòng trúng Vietlott gần 70 tỷ đồng

(VNF) - Ngày 24/5, anh N.T.D (Hải Phòng) đã nhận giải Vietlott với tổng giá trị gần 70 tỷ đồng.

PVI Holdings chia cổ tức 32%, cổ đông lớn PVN chuẩn bị lộ trình thoái vốn

PVI Holdings chia cổ tức 32%, cổ đông lớn PVN chuẩn bị lộ trình thoái vốn

(VNF) - Công ty Cổ phần PVI (PVI Holdings) sẽ tiến hành chia cổ tức 2023 với mức 32% và năm 2024, PVI đặt mục tiêu chi trả cổ tức bằng tiền mặt tối thiểu 28,5%. Với mức cổ tức này, PVI là doanh nghiệp liên tục duy trì chính sách chi trả cổ tức cao và ổn định, trong thời gian gần đây cổ phiếu PVI tăng trưởng tích.

Thống đốc NHNN thông báo 'số phận' các ngân hàng yếu kém

Thống đốc NHNN thông báo 'số phận' các ngân hàng yếu kém

(VNF) - Thống đốc cho biết, NHNN đang chỉ đạo các bên liên quan thực hiện trình tự, thủ tục để trình Chính phủ phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc với 3 ngân hàng mua bắt buộc; tiếp tục kiểm soát đặc biệt đối với SCB và Ngân hàng Đông Á.

Tăng trưởng GRDP vùng Trung du và miền núi phía Bắc dẫn đầu cả nước

Tăng trưởng GRDP vùng Trung du và miền núi phía Bắc dẫn đầu cả nước

(VNF) - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tăng trưởng GRDP của vùng năm 2023 đạt 6,53%, cao hơn so với 5 vùng còn lại và bình quân cả nước.

Thaiholdings thoái vốn Thaigroup, không còn ghi nhận công ty con

Thaiholdings thoái vốn Thaigroup, không còn ghi nhận công ty con

(VNF) - Thaiholdings dự kiến giảm tỷ lệ sở hữu tại Thaigroup từ 81,6% xuống còn 48%, đồng nghĩa với việc không còn ghi nhận Thaigroup là công ty con tại báo cáo tài chính.

Bắt giam Chủ tịch UBND Thị xã Cửa Lò - Nghệ An

Bắt giam Chủ tịch UBND Thị xã Cửa Lò - Nghệ An

(VNF) - Cơ quan chức năng đã tiến hành thủ tục khởi tố, bắt tạm giam đối với ông Doãn Tiến Dũng - Chủ tịch UBND thị xã Cửa Lò - do có nhiều sai phạm.

Chiếc lông vũ nặng 9gr có giá 28.000 USD, cao gấp nhiều lần giá vàng

Chiếc lông vũ nặng 9gr có giá 28.000 USD, cao gấp nhiều lần giá vàng

(VNF) - Chiếc lông của loài chim New Zealand quý hiếm Huia đã tuyệt chủng vừa được bán với giá hơn 46.000 đô la New Zealand (tương đương 28.000 USD).

Ông Đặng Tất Thắng và những lùm xùm với ông Dương Công Minh

Ông Đặng Tất Thắng và những lùm xùm với ông Dương Công Minh

(VNF) - Ông Đặng Tất Thắng - cựu Chủ tịch FLC và Bamboo Airways đang bị công an truy tìm. Ông Thắng đã từng có nhiều phát ngôn liên quan lãnh đạo Sacombank gây ra nhiều xôn xao.

VNG đầu tư hạ tầng AI Cloud, tiến ra thị trường quốc tế

VNG đầu tư hạ tầng AI Cloud, tiến ra thị trường quốc tế

(VNF) - GreenNode, đơn vị tiên phong cung cấp nền tảng AI Cloud và phát triển ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GenAI) hàng đầu tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, vừa chính thức công bố quan hệ hợp tác chiến lược với Nvidia và các đối tác quốc tế, giúp khách hàng toàn cầu tiếp cận và khai thác nền tảng AI Cloud mạnh mẽ.

Cận cảnh khu căn hộ dát vàng Tân Hoàng Minh, về tay chủ mới rao bán 219 triệu/m2

Cận cảnh khu căn hộ dát vàng Tân Hoàng Minh, về tay chủ mới rao bán 219 triệu/m2

(VNF) - Ra mắt thị trường năm 2012, dự án 'dát vàng' nằm trên đường Nguyễn Văn Huyên (Hà Nội) của Tân Hoàng Minh từng được rao bán với mức giá lên tới 145 triệu đồng/m2, tương đương khoảng 13-27 tỷ đồng một căn. Sau hơn 10 năm, dự án hiện nay đang được rao bán với giá lên tới 219 triệu/m2.