Vào công trường thi công 600 căn nhà ở xã hội tại Long Biên - Hà Nội
(VNF) - Chung cư cao tầng CT1 thuộc khu nhà ở xã hội Thượng Thanh sẽ cung cấp khoảng 600 căn hộ cho người thu nhập thấp, dự kiến mở bán trong năm 2025.
Theo ông Trương Tiến Dũng - Phó chủ tịch Hội Lương thực - Thực phẩm TP. HCM, đây là bản dự thảo cuối cùng, thời gian lấy ý kiến góp ý từ ngày 28/2 nhưng các cơ sở sản xuất nước mắm truyền thống hầu như lại không hay biết, bản thân những hiệp hội ngành nghề gần đây mới được tiếp cận dự thảo.
Dự thảo đưa ra hàng loạt quy định, tiêu chuẩn có tính sống còn liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất nước mắm truyền thống. Thế nhưng họ lại hầu như không hay biết về vấn đề này.
Bà Vũ Kim Hạnh - Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao chia sẻ: "Trong dự thảo có nhiều quy định rất bất lợi cho sản xuất nước mắm truyền thống. Chúng tôi lo ngại, nếu không có ý kiến phản ánh có trọng lượng thì sẽ kéo theo sự biến mất lặng lẽ của các làng nghề nước mắm truyền thống".
Đóng góp ý kiến cho dự thảo TCVN về quy phạm thực hành sản xuất nước mắm, ông Lê Văn Giang - Phó cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), đề nghị cần có sự phân biệt nước mắm truyền thống, nước mắm công nghiệp và nước chấm để người tiêu dùng lựa chọn và cạnh tranh lành mạnh. Theo ông Giang, nước mắm là sản phẩm truyền thống lâu đời, việc bổ sung thêm các chỉ tiêu cần kiểm soát không cần thiết (kháng sinh, thuốc thú y...) là tự "lấy đá ghè chân mình".
Trong khi đó, hơn 50 nội dung dự thảo quy định không phù hợp với thực tế sản xuất nước mắm. Ví dụ như yêu cầu kiểm soát các loại thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật trong khi nguyên liệu làm nước mắm là cá biển chứ không phải cá nước ngọt (cá nuôi). Quy định này buộc nhà sản xuất phải tốn tiền xét nghiệm các chỉ tiêu không có nguy cơ tồn dư trong nước mắm. Dự thảo cũng quy định nhà sản xuất phải loại bỏ cá nguyên liệu đã bị phân hủy mạnh, trong khi làm nước mắm sử dụng cá không tươi là bình thường (trừ nước mắm Phú Quốc ướp muối ngay trên tàu)...
Chuyên gia thực phẩm Vũ Thế Thành phản ánh, với dự thảo tiêu chuẩn nói trên, các cơ quan quản lý đã hầu như không phân biệt nước mắm truyền thống và nước mắm công nghiệp. Trong khi nước mắm truyền thống nguyên liệu chính là cá, muối, được các làng nghề chế biến lại bị xếp chung với nước mắm công nghiệp gồm nguyên liệu nước mắm như trên pha nước cho thêm chất tạo ngọt, chất điều vị, chất tạo sánh, chất bảo quản, hương nước mắm, phẩm màu.
Ông Thành cho rằng, không gọi các sản phẩm có dùng chất bảo quản, hương liệu, phẩm màu là "nước mắm" mà là "nước mắm công nghiệp" hoặc "nước mắm pha chế”, "nước chấm" tùy theo độ đạm để phân biệt rõ với nước mắm truyền thống.
"Nếu áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn như dự thảo sẽ có thể triệt tiêu tất cả làng nghề nước mắm lâu đời ở Việt Nam. Họ chỉ còn có thể cung cấp nguyên liệu cho các tập đoàn kinh tế lớn và sẽ làm mai một một nét văn hóa ẩm thực Việt Nam", ông Trương Tiến Dũng cảnh báo.
Ông Trương Đình Hòe - Chủ nhiệm CLB Nước mắm truyền thống, cho rằng phải tạm dừng ban hành TCVN về quy phạm thực hành sản xuất nước mắm để tiếp tục lấy ý kiến góp ý. Ông Hòe kiến nghị cơ quan quản lý cần khảo sát thực tiễn, tổ chức các hội thảo khoa học trước khi ban hành quy định.
(VNF) - Chung cư cao tầng CT1 thuộc khu nhà ở xã hội Thượng Thanh sẽ cung cấp khoảng 600 căn hộ cho người thu nhập thấp, dự kiến mở bán trong năm 2025.