Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Đề án sữa học đường ở Đồng Nai được thực hiện từ năm 2014 với tổng kinh phí lên tới 1.300 tỷ đồng. Đề án được căn cứ theo Nghị Quyết số 99/2013/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Đồng Nai về đề án "Sữa học đường" trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2014 - 2020.
Trong năm 2018, Công ty cổ phần thực phẩm dinh dưỡng Nutifood Bình Dương (Nutifood) là đơn vị trúng thầu.
Theo kế hoạch, Nutifood sẽ cung cấp sữa cho trên 1.500 cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ 1/3/2018.
Thế nhưng, ngày 2/3/2018, Trường tiểu học Phạm Văn Đồng và Trường mầm non Phú Lộc đã tổ chức cho các học sinh uống sữa thì xảy ra vụ việc 73 học sinh có triệu chứng người tái xanh, đau bụng, ói mửa và phải nhập viện.
Đã hơn 1 tháng, nhiều cháu trong vụ ngộ độc trên vẫn còn những dấu hiệu bất thường về sức khỏe phải nhập viện lại để khám và theo dõi. Chính vì sự việc kéo dài, nguyên nhân dẫn đến tình trạng nôn ói của các cháu chưa được điều tra làm rõ khiến nhiều phụ huynh bức xúc.
Trong khi đó, hồ sơ mời thầu Mua sắm và cung cấp sữa học đường từ năm 2018 đến năm 2020 cho các trường học thuộc đề án "Sữa học đường" trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có nhiều điểm bất thường.
Được biết, gói thầu do Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai thực hiện nhằm cung cấp "sữa học đường" cho học sinh các trường học uống trong 3 năm (2018-2020).
Đáng lưu ý, trong hồ sơ mà Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai gửi đến các nhà thầu vào đầu năm 2018 có những dấu hiệu bất thường, mập mờ, thậm chí đưa ra những tiêu chí khó hiểu nhằm giới hạn nhà thầu.
Cụ thể, tại mục 4.1, phần 4 của Bảng tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm trong hồ sơ mời thầu (trang 4), đại diện chủ đầu tư là Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai yêu cầu các nhà thầu phải đáp ứng các yêu cầu đi ngược lại Luật Đấu thầu và Thông tư số 05 năm 2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Đó là yêu cầu nhà thầu phải có 1 hợp đồng cung cấp, phân phối sữa học đường (thuộc các chương trình sữa học đường) thỏa mãn điều kiện: "Có giá trị tối thiểu 144,8 tỷ đồng, hợp đồng được ký trực tiếp với Sở Giáo dục và Đào tạo, có thời gian thực hiện tối đa trong vòng 12 tháng kể từ ngày ký hợp đồng đến lúc nghiệm thu hoàn thành".
Với quy định trên của hồ sơ mời thầu đã đưa ra điều kiện không hợp lý làm hạn chế nhiều nhà thầu, đơn vị có năng lực, có kinh nghiệm tham gia gói thầu.
Trên thực tế, khi triển khai ở các địa phương thì không nhất thiết Sở Giáo dục và Đào tạo phải là đại diện chủ đầu tư, mà một đơn vị khác như Sở Y tế cũng có thể được giao đại diện chủ đầu tư.
Điều quan trọng nhất là chương trình phải được triển khai đúng quy định, đúng tiến độ, đảm bảo an toàn về chất lượng sữa, chứ không phải là cơ quan nào đại diện.
Điểm vô lý khác nữa đó là chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu phải có 1 hợp đồng cung cấp, phân phối sữa học đường (thuộc các chương trình sữa học đường) thỏa mãn điều kiện có giá trị tối thiểu 144,8 tỷ đồng (phù hợp với tính chất của gói thầu sữa học đường, quy mô hợp đồng có giá trị nằm trong khoảng 50% đến 70% giá trị bình quân/năm của gói thầu, đây là giá trị tương đương với giá trị mà nhà thầu khi trúng thầu phải thực hiện cung cấp hàng hóa hàng năm cho các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Trong khi đó, Thông tư 05 năm 2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ đặt ra tiêu chí hợp đồng có giá trị bằng hoặc lớn hơn 70% giá trị của gói thầu đang xét, chứ không tách giá trị gói thầu ra theo thời gian thực hiện gói thầu.
Gói thầu trên có thời gian 3 năm nên về nguyên tắc khi áp dụng điều này, hồ sơ mời thầu phải yêu cầu nhà cung cấp một hợp đồng cung cấp, phân phối sữa học đường có giá trị trong phạm vi từ 50%-70% giá trị của gói thầu.
Tương tự, về qui mô, tính chất gói thầu sữa tươi học đường, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai yêu cầu cung cấp hợp đồng sữa học đường thực hiện trong 12 tháng có giá trị nằm trong khoảng 50%-70% giá trị bình quân/năm của gói thầu, đây là giá trị tương đương với giá trị mà nhà thầu khi trúng thầu phải thực hiện cung cấp hàng hóa hàng năm cho các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Như vậy, rõ ràng việc hồ sơ mời thầu quy định nhà thầu cung cấp một hợp đồng cùng cấp, phân phối sữa học đường có giá trị tối thiểu 144,8 tỷ đồng (nằm trong phạm vi 50%-70% hợp đồng giá trị bình quân/năm của gói thầu) là không phù hợp với quy định của Thông tư 05.
Không chỉ mập mờ, thậm chí đưa ra những tiêu chí khó hiểu nhằm giới hạn nhà thầu, mà giá trúng thầu cũng là một dấu hỏi lớn.
Trong đề án "Sữa học đường", ngân sách tỉnh hỗ trợ 50% giá sữa, phụ huynh đóng góp 35% và công ty trúng thầu cung cấp sữa hỗ trợ 15% giảm giá trực tiếp trên mỗi hộp sữa.
Được biết, Nutifood Bình Dương trúng thầu với giá 6.959 đồng/hộp sữa nhãn hiệu Nuti sữa tươi 100% tiệt trùng có đường loại 180ml. Khi đó, ngân sách phải chi trả 3.479 đồng và phụ huynh phải đóng 2.436 đồng trên mỗi hộp sữa.
Điều đáng nói là, giá một lốc 4 hộp sữa Nuti sữa tươi 100% tiệt trùng có đường loại 180ml đang được lưu hành trên thị trường có giá 26.300 đồng (tương đương 6.575 đồng/hộp).
Từ đây có thể thấy, sữa Nuti được cung cấp cho đề án "Sữa học đường" của tỉnh Đồng Nai do Công ty cổ phần thực phẩm dinh dưỡng Nutifood Bình Dương trúng thầu cung cấp cho trên 15.000 cơ sở giáo dục đang cao hơn thị trường 385 đồng/hộp.
Nếu tính mỗi cơ sở giáo dục khoảng 70 cháu học sinh sử dụng chương trình "Sữa học đường" với trung bình 17 hộp/tháng và trong 9 tháng, thì một phép tính đơn giản 15.000x70x17x9x385 = 61,85 tỷ đồng tiền chênh. Đó là chưa kể đến việc, Công ty cổ phần thực phẩm dinh dưỡng Nutifood Bình Dương bán được hàng triệu hộp sữa mà không cần phải thuê nhân viên bán hàng và nhiều chi phí khác.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.