'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Công ty TNHH MTV Horizon Property Group (trụ sở tại quận 2, TP. HCM). Người đại diện pháp lý của công ty này là ông Huy Nhật, nguyên Chủ tịch Hội đồng Thành viên (HĐTV) Công ty TNHH Nhà hàng Món Huế.
Quyết định khởi tố này không chỉ liên quan việc 4 công ty tố cáo bị chiếm đoạt 25 triệu USD thông qua việc góp vốn đầu tư thực hiện dự án “ảo” tại Huế, mà còn liên quan tới tố giác của Công ty Huy Vietnam Limited (Công ty Huy Hồng Kông) cho rằng có việc chiếm đoạt 1.269 tỷ đồng.
Công ty Huy Hồng Kông là cổ đông sở hữu 35,6% cổ phần (theo báo cáo cuối năm 2019) của Công ty TNHH Nhà hàng Món Huế (gọi tắt là Món Huế), hoạt động hợp pháp theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0304790141 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. HCM cấp lần đầu vào năm 2007.
Theo tố cáo cũng như đơn khởi kiện, Công ty Huy Hồng Kông cho hay, trong thời gian giữ vai trò Chủ tịch HĐTV Món Huế (chưa đầy 24 tháng, từ năm 2017 đến giữa năm 2019), trước khi tuyên bố phá sản, ông Huy Nhật đã để cấp dưới ký hợp đồng, thanh toán bằng tiền mặt có giá trị giao dịch hàng trăm tỷ đồng với các đối tác không có thực.
Cụ thể, ngày 13/10/2017, Món Huế ký hợp đồng tư vấn thiết kế dự án bếp trung tâm Hà Nội với Công ty Cổ phần Tư vấn AA và thanh toán số tiền tạm ứng 100 tỷ đồng. Số tiền này sau đó được cấn trừ khi nghiệm thu hoàn chỉnh khối lượng công việc Công ty Cổ phần Tư vấn AA đã làm với tổng chi phí gần 34 tỷ đồng theo biên bản nghiệm thu ngày 10/5/2018 do bà Ngô Thị Mỹ Hạnh (Giám đốc chi nhánh của Món Huế tại Hà Nội trong giai đoạn trước ngày 6/4/2018 và là người đại diện theo pháp luật, kiêm Giám đốc Món Huế từ ngày 6/4/2018 trở về sau) ký xác nhận. Số tiền tạm ứng còn lại (hơn 66 tỷ đồng) sẽ được cấn trừ tiếp tục cho những dịch vụ khác mà Công ty Cổ phần Tư vấn AA cung cấp cho Món Huế.
Thế nhưng, theo Công ty Huy Hồng Kông, cho đến nay, vẫn chưa có bất kỳ công việc, dịch vụ nào được thực hiện, cung cấp.
Tiếp tục dự án bếp trung tâm Hà Nội, vào ngày 9/8/2018, bà Hạnh đã đại diện Món Huế ký kết hợp đồng với Công ty An Đạt Phú thi công dự án.
Theo hợp đồng, Công ty An Đạt Phú sẽ chỉ định đơn vị trực thuộc là Công ty TNHH Tư vấn thiết kế và xây dựng Tasco (Công ty Tasco) thực hiện công việc thiết kế và thi công công trình. Món Huế và Công ty Tasco sẽ trực tiếp ký hợp đồng xây dựng cho công việc thi công. Món Huế sẽ chi tạm ứng cho hợp đồng là 150 tỷ đồng.
Ngày 17/8/2018, bà Hạnh đã ký ủy nhiệm chi thanh toán khoản tạm ứng 150 tỷ đồng cho Công ty An Đạt Phú.
Vấn đề ở chỗ, Công ty Huy Hồng Kong phát hiện, tại thời điểm Món Huế ký kết hợp đồng với Công ty An Đạt Phú và chi tiền tạm ứng, Công ty Tasco chưa được thành lập.
Theo thông tin trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, thì ngày 23/8/2018, Công ty Tasco mới được thành lập và đến ngày 11/9/2018, thì con dấu của Công ty Tasco mới chính thức có hiệu lực.
Vào ngày 15/10/2018, bà Hạnh thay mặt Món Huế ký hợp đồng với Công ty TNHH Tư vấn thiết kế VIPHouse UDIC (gọi tắt là VIPHouse). Theo hợp đồng, VIPHouse sẽ cung cấp dịch vụ thiết kế dự án bếp trung tâm Long An cho Món Huế với tổng số tiền hơn 142 tỷ đồng, tạm ứng trên 71 tỷ đồng.
Ngày 30/10/2018, bà Hạnh ký 2 ủy nhiệm chi thanh toán tổng cộng hơn 71 tỷ đồng tiền tạm ứng cho VIPHouse.
Nhưng Công ty Huy Hồng Kông phát hiện, tại thời điểm hợp đồng được ký kết và khoản tạm ứng đã chi, VIPHouse cũng… chưa được thành lập. Theo thông tin trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, thì mãi tới ngày 7/12/2018, VIPHouse mới chính thức được thành lập và 1 ngày sau đó, con dấu mới có hiệu lực.
Công ty Huy Hồng Kông còn cho rằng, cho đến nay, không có bất kỳ công việc nào được VIPHouse thực hiện cho Món Huế.
Tiếp tục dự án này, ngày 22/10/2018, bà Hạnh đại diện Món Huế ký kết 2 hợp đồng với Công ty TNHH Đầu tư xây dựng và Trang trí nội thất công trình Không Gian Xanh (Công ty Không Gian Xanh) để Công ty Không Gian Xanh xây dựng và trang trí nội thất dự án bếp trung tâm Long An.
Tổng trị giá 2 hợp đồng trên là 560 tỷ đồng. Tổng tiền Món Huế phải tạm ứng trước cho Công ty Không Gian Xanh là hơn 280 tỷ đồng (50% giá trị hợp đồng).
Từ ngày 12 đến 16/11/2018, bà Hạnh đã thanh toán hai khoản tạm ứng nói trên với số tiền tổng cộng là hơn 280 tỷ đồng theo hợp đồng xây dựng và hợp đồng trang trí nội thất với Công ty Không Gian Xanh.
Tuy nhiên, tại thời điểm Món Huế ký hợp đồng và tạm ứng tiền cho Công ty Không Gian Xanh, công ty này chưa được thành lập. Theo thông tin trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, thì đến ngày 7/12/2018, Công ty Không Gian Xanh mới chính thức được thành lập và đến ngày 10/12/2018, con dấu của công ty này mới có hiệu lực.
“Bất chấp hàng loạt bất thường và đáng ngờ, ông Huy Nhật và bà Hạnh vẫn để cho Món Huế thực hiện hợp đồng và thanh toán hàng trăm tỷ đồng, trong khi không có bất kỳ công việc nào được thực hiện. Hậu quả là Món Huế phải gánh chịu tổn thất lớn”, văn bản của Công ty Huy Hồng Kông nêu rõ. Trong đơn kiện, Công ty Huy Hồng Kông cho rằng, ông Huy Nhật và bà Hạnh phải chịu trách nhiệm bồi thường các khoản tổn thất ở cả dự án bếp trung tâm Hà Nội và dự án bếp trung tâm Long An.
Theo đơn tố giác và khởi kiện của Công Huy Hồng Kông, ông Huy Nhật còn để cho cấp dưới chuyển mua thương hiệu Phở Ông Hùng, Phở 99, khiến Món Huế bị thiệt hại lớn. Các giao dịch ở thời điểm đó do ông Nguyễn Minh Bửu là người quản lý Món Huế trực tiếp ký.
Khu đất 30 tỷ đồng, Món Huế mua với giá 134 tỷ đồng Công ty Huy Hồng Kông cho hay, ngày 1/6/2017, bà Ngô Thị Mỹ Hạnh thay mặt Món Huế ký hợp đồng mua hơn 5.000m2 đất tại cụm công nghiệp Ninh Hiệp (huyện Gia Lâm, Hà Nội) với Công ty Cổ phần Thương mại và Đầu tư Song Thành. Giá trị khu đất theo hợp đồng là hơn 134 tỷ đồng, được chia làm 2 đợt thanh toán, lần lượt là 30% và 70% giá trị. Trong khi đó, theo một khảo sát độc lập của các nhà đầu tư nước ngoài năm 2019, thì khu đất nói trên chỉ có giá trị dưới 30 tỷ đồng. Cho đến nay, khu đất trên vẫn chưa được chuyển tên quyền sử dụng đất cho bên mua, nhưng bên mua đã thanh toán đủ 100%. |
Cụ thể, đối với việc mua lại thương hiệu Phở Ông Hùng từ Phở Việt, theo hợp đồng, thì Món Huế chỉ phải bỏ ra hơn 1,6 tỷ đồng mua lại thương hiệu và quyền liên quan đến việc đăng ký bảo hộ, chống lại việc đăng ký bảo hộ thương hiệu Phở Ông Hùng. Nhưng thực tế, Món Huế đã chi hơn 144 tỷ đồng cho Phở Việt.
Sau đó, Công ty Huy Hồng Kông phát hiện, Phở Ông Hùng đã bị từ chối đăng ký bảo hộ trong hoạt động kinh doanh nhà hàng và ẩm thực năm 2017 (thông tin trên thư viện Sở hữu trí tuệ của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam). Điều này đồng nghĩa, gần hơn 144 tỷ đồng của Món Huế chi cho mục đích quyền bảo hộ và chống lại việc đăng ký bảo hộ đối với thương hiệu là không có giá trị.
“Thêm vào đó, theo hợp đồng chuyển nhượng, thì trong số tiền hơn 144 tỷ đồng trên còn được hiểu là thanh toán cho việc chuyển nhượng vốn chủ sở hữu (bao gồm bí quyết và công thức chế biến phở). Tuy nhiên, vốn chủ sở hữu của Phở Việt vẫn chưa chuyển nhượng cho Món Huế. Từ ngày 17/4/2018, cơ quan chức năng đã chấp thuận cho Phở Việt giải thể, nên Món Huế không có bất kỳ cơ hội nào để khắc phục tổn thất…”, tố giác và trong đơn khởi kiện của Công ty Huy Hồng Kông nêu rõ. Công ty Huy Hồng Kông cho rằng, ông Bửu với tư cách là người đại diện theo pháp luật, kiêm Giám đốc Món Huế tại thời điểm trên phải bồi thường hơn 144 tỷ đồng mà Món Huế tổn thất.
Tương tự, năm 2016, ông Bửu đã ký hợp đồng mua lại thương hiệu Phở 99, bao gồm tài sản, trang thiết bị, vât dụng, nhãn hiệu, bí quyết, công thức chế biến. Báo cáo kiểm toán tài chính năm 2016 thể hiện, Món Huế đã thanh toán 156 tỷ đồng giá trị hợp đồng cho chủ sở hữu Phở 99.
Giải thích với cổ đông về việc chi khoản tiền quá lớn để mua Phở 99, ông Huy Nhật cho rằng, đến cuối năm 2019 sẽ có… 43 địa điểm Phở 99 trên toàn quốc.
Tuy nhiên, theo Công ty Huy Hồng Kông, phi vụ mua bán trên không có việc thẩm định nào để làm cơ sở cho việc tính toán giá trị chuyển nhượng. Kể từ khi mua lại thương hiệu Phở 99, có 3 cửa hàng mới được khai trương, nhưng lại có tới 4 cửa hàng khác bị đóng cửa ngay sau đó. Theo một đơn vị kiểm toán độc lập thực hiện việc kiểm toán báo cáo tài chính năm 2017 liên quan Món Huế, thì giá trị chuyển nhượng Phở 99 cao bất thường. Tất cả đã khiến Món Huế đã bị thiệt hại hơn trăm tỷ đồng trong phi vụ này.
Trong đơn tố giác gửi Bộ Công an, Công ty Huy Hồng Kông cho rằng, những hành vi trên tại các phi vụ mua bán, ký kết có dấu hiệu lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản tại Món Huế và của cổ đông. Vì thế, Công ty Huy Hồng Kông đề nghị cơ quan chức năng cần sớm thực hiện các biện pháp ngăn chặn, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh và biện pháp cưỡng chế phong tỏa tài sản trong thời gian sớm nhất để bảo toàn tài sản cho cổ đông.
Được biết, sau khi khởi tố vụ án, Bộ Công an đang khẩn trương điều tra làm rõ để tiến hành các bước tiếp theo.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.