Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Phát biểu tại buổi tọa đàm, ông Johnathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG), cho biết ngoài 10 tỷ USD mà các nhà đầu tư Mỹ cam kết bằng văn bản còn có hơn 68 văn bản, thư trao đổi với Quốc hội Mỹ và lãnh đạo 2 nước.
Các nhà đầu tư Mỹ đã quan tâm, gửi thông tin đề nghị đưa Disney vào TP. HCM với ước tính thu hút 25 triệu khách du lịch. Nếu đưa Universal tới Hà Nội cũng sẽ có thể dón thêm 25 triệu khách. Còn đưa Sea World vào Bắc Vân Phong (Khánh Hòa) thì cũng có được 20 triệu khách/năm. Như vậy, nếu chỉ đưa 3 trung tâm vào hoạt động thì Việt Nam đã có đến 70 triệu khách du lịch.
Theo ông Hạnh, lấy ví dụ riêng Hồng Kông, nhờ khu giải trí Disneyland đã thu về 18,9 tỷ USD trong 10 năm. Quan trọng nhất là GDP tăng thêm 6%. Điều này cho thấy tiềm năng rất lớn nếu như TP. HCM đưa vào quy hoạch để có được một khu Disneyland.
Theo doanh nhân này, để tận dụng được điều này, cần phải chạy đua với thế giới. Cụ thể, từ năm 2016, đề án về một trung tâm tài chính quốc tế đã được đề xuất nhưng thời điểm đó do chưa sẵn sàng nên chưa thể triển khai.
Đề án này sau đó được xây dựng theo hướng mở từng bước, và theo Nghị quyết 128, trung tâm tài chính quốc tế sẽ được đặt tại TP. HCM và trung tâm tài chính khu vực đặt tại Đà Nẵng, với những bước đi cụ thể, chi tiết… để trình Thủ tướng Chính phủ, các bộ ngành và trình Quốc hội thông qua.
Đề án về trung tâm tài chính quốc tế sẽ được các bộ, ngành góp ý, nhà tư vấn Mỹ cũng đã nghiên cứu kỹ và có tính khả thi rất cao. Nếu được thông qua, theo những gì và phía nhà đầu tư Mỹ đã cam kết bước đầu, trước mắt họ sẽ đồng ý rót vốn khoảng 10 tỷ USD vào Việt Nam, trong đó 4 tỷ USD ở Đà Nẵng và 6 tỷ USD ở TP. HCM để xây dựng trung tâm tài chính quốc tế.
Sau khi xong hoàn toàn đề án, IPPG sẽ bàn giao cho TP. HCM và kết hợp với những đề án mà thành phố đã nghiên cứu, để tiến hành đầu thầu công khai, minh bạch trước khi triển khai.
Cũng theo ông Jonathan Hạnh Nguyễn, khát vọng của Việt Nam gần đây đang hướng đến bứt phá, rút ngắn khoảng cách phát triển với khu vực và thế giới, đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng để Việt Nam đến năm 2045 trở thành nước phát triển. Vì vậy, vốn và thị trường vốn rất cần cho nhu cầu phát triển của Việt Nam và TP. HCM.
Cần vốn nhưng cũng cần chọn lọc, nguồn vốn phải chất lượng cao và gắn với thị trường vốn phát triển; nhà đầu tư có uy tín và tiềm lực sẽ thu hút các ngân hàng và tập đoàn tài chính lớn trên thế giới, đưa nguồn vốn vào thị trường tài chính.
Trước sự dịch chuyển của các định chế tài chính trong khu vực, các nước Đông Nam Á cũng đang quyết liệt chạy đua mời gọi, để Việt Nam có thể chớp lấy cơ hội lớn thì chính sách cần có sự đột phá và có nhiều điểm vượt trội hơn so với khung pháp lý hiện hành. Nếu làm đề án có tính an toàn thì Việt Nam sẽ nguy cơ “tụt hậu”, khó cạnh tranh quốc tế. Vì vậy, cần sự vào cuộc của các bộ, ngành trung ương, Chính phủ và Quốc hội.
Phó giáo sư, Tiến sĩ Trần Hoàng Ngân – Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP. HCM đánh giá, điều lo lắng nhất để xây dựng Trung tâm Tài chính Quốc tế tại TP. HCM là sẽ phải có cơ chế chính sách để thu hút được các "đại bàng", làm cho những "đại bàng" đó tin tưởng đầu tư vào thành phố thay vì các thị trường khác. Để làm được, chúng ta phải có cơ chế đột phá, ưu đãi mạnh mẽ để thu hút họ. Điểm thứ hai là sự lan tỏa tiếng nói của các chuyên gia hướng đến sự đồng thuận nhiều hơn, đặc biệt là sự ưu đãi và các hoạt động dịch vụ đi kém theo hoạt động tài chính…
Theo tiến sĩ Cấn Văn Lực, đề án phải gắn với quy hoạch của thành phố, gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; có được sự đồng thuận chính trị; tăng khả năng chuyển đổi đồng tiền của thị trường; nâng hạng thị trường chứng khoán… Cần lưu ý, quan tâm đến tính hấp dẫn của trung tâm tài chính quốc tế cũng như khả năng quản lý giao dịch xuyên biên giới, giao dịch số, dữ liệu (trong nước và xuyên biên giới)…
Phó giáo sư, Tiến sĩ Trần Đình Thiên cũng cho rằng việc xây dựng trung tâm tài chính quốc tế là cần thiết nhưng nhìn ở góc độ xin cơ chế đặc thù cho riêng thành phố là rất khó. Các Đại biểu Quốc hội cũng chưa nắm rõ nên cần nhấn mạnh ở đây là trung tâm tài chính quốc tế tầm quốc gia. Đây là đề án tốt nhưng nhìn xa hơn thì ít người hiểu được xu thế phát triển của quốc tế. Đòi hỏi phải có một Trung tâm có năng lực cạnh tranh, vượt trội, khác biệt mà vài chục năm nữa vẫn hiệu quả chứ không “lỗi thời”.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.