Vùng đất từng được quy hoạch nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận hiện ra sao?
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.
Tổng Công ty Cổ phần Phát triển khu Công nghiệp (Sonadezi, HoSE: SNZ) vừa công bố nghị quyết lấy ý kiến cổ đông về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu tổng công ty giai đoạn 2021-2025 và phê duyệt kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển cùng giai đoạn.
Theo đó, một trong những nội dung mà cổ đông Sonadezi thông qua là Đề án tái cơ cấu giai đoạn 2021-2025 bao gồm kế hoạch thoái vốn tại một loạt công ty thành viên trong các lĩnh vực như BĐS khu công nghiệp, vật liệu, xây dựng...
Tại các công ty kinh doanh hạ tầng sở hữu các khu công nghiệp có tỷ lệ lấp đầy đạt dưới 70%, SNZ sẽ thoái vốn xuống còn 46%; với tỷ lệ lấp đầy từ 70% trở lên, SNZ sẽ thoái vốn xuống còn 36%.
Tạm thời tại danh mục thoái vốn được công bố, với 6 công ty đang kinh doanh BĐS khu công nghiệp là Công ty Cổ phần Sonadezi Long Thành (SZL), Công ty Cổ phần Sonadezi Châu Đức (SZC), Công ty Cổ phần Sonadezi Giang Điền (SZG), Công ty Cổ phần Sonadezi Long Bình (SZB), Công ty Cổ phần Phát triển Đô thị Công nghiệp số 2 (D2D) và Công ty Cổ phần Sonadezi Bình Thuận, SNZ sẽ thoái vốn xuống mức sở hữu 36%.
Bên cạnh đó, SNZ cũng sẽ đưa tỷ lệ sở hữu tại Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Vật liệu Đồng Nai (DND) từ mức 52,59% về còn 36% vốn.
Ngoài ra, SNZ còn có kế hoạch thoái sạch vốn tại các 5 đơn vị khác là Công ty Cổ phần Xây dựng Đồng Nai, Sơn Đồng Nai (SDN), Công ty Cổ phần Xây dựng Dân dụng Công nghiệp số 1 Đồng Nai, Công ty Cổ phần Đô thị Amata Biên Hòa và Công ty Cổ phần Công trình Giao thông Đồng Nai (DGT). Các doanh nghiệp còn lại trong danh mục đầu tư sẽ được giữ nguyên tỷ lệ sở hữu.
Tính đến cuối quý III/2023, SNZ có tổng cộng 6 công ty con trực tiếp, 6 công ty con gián tiếp 5 công ty liên kết trực tiếp và 4 công ty liên kết gián tiếp. Các công ty này hoạt động trong 4 nhóm ngành nghề chính là BĐS khu công nghiệp và dân dụng; xây dựng và vật liệu xây dựng; dịch vụ hỗ trợ và cung cấp nước.
Trong giai đoạn năm 2016-2020, SNZ đã thoái hết vốn tại 6 đơn vị bao gồm Công ty Cổ phần Điện cơ Đồng Nai, Ngân hàng TMCP Phát triển TP. HCM (HDBank), Công ty Cổ phần Vận tải Thuỷ bộ Vĩnh Phú, Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Định Quán, Công ty Cổ phần Bến xe và Dịch vụ Vận tải Đồng Nai và Công ty Cổ phần Dầu khí Đầu tư Khai thác Cảng Phước An.
Bên cạnh đó, SNZ cũng đã thoái vốn một phần tại 3 đơn vị là Công ty Cổ phần Công trình Giao thông Đồng Nai, Công ty Cổ phần Kinh doanh Nhà Đồng Nai và Công ty Cổ phần Sonadezi Long Bình.
Được biết, SNZ được thành lập vào năm 1990, tiền thân là Công ty Phát triển Khu công nghiệp Biên Hoà. Sau nhiều lần chuyển đổi mô hình hoạt động, năm 2016, SNZ chính thức hoạt động theo hình thức công ty cổ phần với tên gọi Tổng công ty cổ phần Phát triển Khu công nghiệp.
Tại SNZ, UBND tỉnh Đồng Nai hiện đang là cổ đông lớn nhất với tỷ lệ sở hữu 99,54%. Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ ngày 29/11/2022, Nhà nước sẽ giữ nguyên tỷ lệ sở hữu là 99,54% vốn tại Sonadezi đến năm 2025.
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.