'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
"Mục tiêu cuối cùng của tôi là tạo ra một thương hiệu toàn cầu", vị tỷ phú 51 tuổi nói trong bài phỏng vấn với Bloomberg. Ông Vượng cho biết ông hiểu con đường mà VinFast đã chọn rất khó khăn: “Chúng tôi sẽ phải cần đến rất nhiều sự nỗ lực. Tuy nhiên, chỉ có duy nhất một con đường ở phía trước".
Bloomberg nhắc đến Tata của Ấn Độ và Proton của Malaysia như những minh chứng rõ ràng nhất cho việc thất bại ở thị trường nước ngoài. Thậm chí, ngay ở thị trường nội địa là Việt Nam, VinFast cũng gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ những hãng nước ngoài như Toyota, Ford hay Hyundai.
Hơn 1 thập kỷ qua, hàng loạt nhà sản xuất ô tô Trung Quốc cũng ôm tham vọng bán được xe cho người Mỹ. Guanshou Automobile hay Zotye Automobile và nhiều thương hiệu khác đã thành lập chi nhánh bán hàng ở Mỹ và thậm chí tạo ra cả những phòng nghiên cứu phát triển để cho thấy nỗ lực nghiêm túc của họ. Một số hãng xe Trung Quốc cũng đã tham gia những triển lãm ô tô tại Mỹ trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, các hãng này chưa bán được xe cho ngừơi Mỹ.
Tuy nhiên, ông Phạm Nhật Vượng – người nắm trong tay khối tài sản 9,1 tỷ USD theo thống kê của Bloomberg, không hề tỏ ra nao núng. Cá nhân ông Vượng đang sở hữu 49% cổ phần VinFast, trong khi đó Vingroup sở hữu 51%. Ông Vượng trực tiếp sở hữu 26% cổ phần tại Vingroup. Còn Vietnam Investment Group – công ty mà ông Vượng sở hữu 92% cổ phần hiện nắm 31,6% cổ phần Vingroup
Ông Phạm Nhật Vượng cho biết VinFast sẽ không có lãi trong ít nhất 5 năm nữa. Ông Vượng đánh giá thị trường nội địa "quá nhỏ". Bởi vậy, doanh số bán ở nước ngoài sẽ là chìa khóa quan trọng giúp VinFast có lãi.
VinFast sẽ phải vượt qua nhiều chướng ngại vật để chiếm được lòng tin của người Mỹ và những thị trường phát triển khác – nơi tiêu chuẩn về khí thải và môi trường rất nghiêm ngặt.
Việc sản xuất và bán thành công các mẫu xe ô tô điện rất khó khăn. Nhiều startup Trung Quốc – được chống lưng bởi những công ty "máu mặt" với số vốn hàng tỷ USD đặt cược vào tiềm năng tại Trung Quốc – thị trường xe điện lớn nhất thế giới nhưng rất ít trong số đó kiếm được tiền.
BAIC BluePark – nhà sản xuất xe ô tô điện lớn nhất Trung Quốc vừa dự đoán thua lỗ trong năm 2019. Một hãng khác là NIO cũng chưa hề có lãi. NIO đã niêm yết trên sàn New York và lo ngại rằng sẽ hết sạch tiền trong bối cảnh nhu cầu xe ô tô điện giảm.
Chiếc xe ô tô điện đầu tiên của VinFast sẽ không thể được lắp ráp cho tới cuối năm sau nhưng ông Vượng khẳng định rằng kế hoạch của công ty sẽ là xuất khẩu những dòng xe này tới Mỹ, châu Âu và Nga vào năm 2021.
Theo Michael Dunne – CEO công ty tư vấn ZoZo Go, "Trước khi công ty sẵn sàng cạnh tranh tại Mỹ - thị trường khó nhằn nhất thế giới, họ cần gây dựng được tên tuổi vững chắc".
Michael Dunne cho rằng VinFast sẽ cần sản xuất ít nhất 100.000 chiếc xe/năm để cạnh tranh, phát triển một thương hiệu toàn cầu và thành lập mạng lưới từ phụ tùng tới dịch vụ. Dẫu vậy, VinFast có cơ hội đánh chiếm những thị trường nhỏ hơn ở Đông Nam Á.
VinFast hiện đang sở hữu nhà máy rộng 335 hecta tại Hải Phòng. Những chiếc xe đầu tiên của dây chuyền lắp ráp đang được bán ra thị trường với giá rẻ hơn giá thành sản xuất. Dòng hatchback 5 cửa bán lẻ ở mức 17.000 USD, trong khi đó dòng sedan là 47.400 USD và SUV là 60.400 USD. Công ty nhắm tới mục tiêu sản xuất 500.000 xe một năm tính tới năm 2025. Họ cũng đang sản xuất xe scooter điện.
Ông Phạm Nhật Vượng dự kiến trong vài năm tới, Vingroup sẽ phải dành khoảng 18.000 tỷ VNĐ (tương đương 777 triệu USD) mỗi năm để bù lỗ cho VinFast. Thua lỗ sẽ bao gồm khấu hao và khoản bù lỗ khoảng 7 nghìn tỷ dồng mỗi năm vì bán xe ở mức rẻ hơn chi phí.
Để tập trung cho VinFast, Vingroup đã bán bớt cổ phần ở một vài mảng và triệt để cắt giảm chi phí ở những mảng còn lại để hỗ trợ cho mục tiêu này. VinFast cũng sẽ tìm đến những khoản vay mới, thêm vào khối nợ trị giá 1,95 tỷ USD hiện có. Ông Vượng cũng lên kế hoạch niêm yết VinFast trên sản giao dịch chứng khoán Việt Nam và có thể là cả quốc tế nữa.
"Chúng tôi có tham vọng xây dựng một thương hiệu Việt Nam mang tầm thế giới. Thử thách to lớn nhất của chúng tôi là những sản phẩm Việt Nam chưa có một thương hiệu toàn cầu. Với nhiều người bạn quốc tế, Việt Nam vẫn còn rất nghèo. Chúng tôi sẽ phải tìm cách thâm nhập vào thị trường, chứng minh sự hiện diện sản phẩm của mình và đưa Việt Nam đạt tới những tiêu chuẩn cao nhất của thế giới", ông Phạm Nhật Vượng nói.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.