Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Paul Samuelson (1915-2009) là người được giải thưởng Nobel về kinh tế năm 1970 nhờ những đóng góp vào việc nâng cao trình độ phan tích kinh tế. Samuelson là người Mỹ đầu tiền giành được giải thưởng Nôben về kinh tế trong thời gian dài làm việc tại Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT). Ông đã góp phần làm cho viện này trở thành một trung tâm nghiên cứu kinh tế nổi tiếng thế giới.
Samuelson đóng góp vào lý thuyết tân cổ điển vê giá cả và lĩnh vực phân tích tính ổn định. Là người theo trường phái Keynes, ông ủng hộ quan điểm cho rằng chính sách tiền tệ và tài chính cần phải được phối hợp với nhau để ngăn chặn lạm phat và suy thoái kinh tế. Trong các công trình nghiên cứu của mình, ông kết hợp sự phân tích chặt chẽ bằng toán học với các vấn đề chính sách và đã cho xuất bản nhiều công trình nghiên cứu về các lĩnh vực lý thuyết kinh tế khác nhau. Tuy nhiên,các thế hệ lãnh đạo chính trị, kinh doanh ở Mỹ và nhiều nước trên thế giới biết đến ông chủ yếu nhờ cuốn giáo trình Kinh tế học. Trong thời gian dài, đây là cuốn giáo trình chuẩn được sử dụng ở các trường đại học danh tiếng nhất của Mỹ và trên thế giới.
(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)
Theo nhận xét của Kenneth Arrow, Samuelson là người sáng lập trường phái kinh tế học vĩ mô tổng hợp, kết hợp kinh tế học vĩ mô cổ điển với kinh tế học Keynes. Ông đã góp phần to lớn để phát triển phương pháp phân tích cân bằng tổng thể trong kinh tế học.
Trong kinh tế học phúc lợi, ông đã góp phần đưa ra lý luận Điều kiện Lindahl-Bowen-Samuelson (tiêu chí để xác định xem một hành động của một chủ thể kinh tế có làm tăng phúc lợi hay không), góp phần đưa ra hàm xác suất trong phúc lợi xã hội (hay hàm phúc lợi xã hội Bergson-Samuelson).
Trong lý thuyết tài chính công, ông có đóng góp vào lý thuyết quyết định sự phân bổ tối ưu nguồn lực trong điều kiện tồn tại cả hàng hóa công cộng lẫn hàng hóa tư nhân.
Trong lĩnh vực kinh tế học quốc tế, ông góp phần xây dựng hai mô hình thương mại quốc tế quan trọng: Hiệu ứng Balassa-Samuelson, và Mô hình Heckscher-Ohlin (với định lý Stolper-Samuelson).
Trong lĩnh vực kinh tế học vĩ mô, ông sử dụng mô hình OLG như một cách để phân tích hành vi của các chủ thể kinh tế qua nhiều thời kỳ.
Trong lĩnh vực kinh tế học vi mô, ông là người tiên phong trong phát triển lý thuyết sở thích được bộc lộ.
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.