Toàn cảnh Sân vận động Chi Lăng đang thế chấp ngân hàng vay nghìn tỷ
(VNF) - Đà Nẵng sẽ điều chỉnh sân vận động Chi Lăng từ đất thể thao thành đất thương mại dịch vụ và đấu giá toàn bộ dự án để thi hành án.
Hơn sáu thập kỷ qua, Petrovietnam đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển đáng tự hào nhưng cũng không ít lần phải đối mặt với những thử thách, gian nan. Đặc biệt, cuộc khủng hoảng giá dầu từ năm 2015 đến 2019 là một trong những thời kỳ khó khăn nhất của ngành Dầu khí.
Đứng trước những khó khăn chung, tập đoàn bắt đầu tái cơ cấu lại bộ máy quản lý. Có thể khẳng định rằng, Petrovietnam là doanh nghiệp Nhà nước đã đi tiên phong trong việc tái cơ cấu lại bộ máy quản lý theo hướng “tinh gọn – hiệu quả”.
Việc tái cơ cấu bắt đầu từ năm 2018 và chỉ sau 1 năm, số ban/văn phòng đầu mối tại bộ máy cơ quan tập đoàn đã được rút gọn gần một nửa.
Một bước đi có tính đột phá chiến lược nữa là Đề án “Tái tạo văn hóa Petrovietnam” với mục tiêu tái tạo văn hóa đi trước để củng cố và tạo đà cho tái tạo kinh doanh.
Thách thức không dừng lại khi từ năm 2020, đại dịch Covid-19 bùng phát, gây ra những gián đoạn chưa từng có trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Đồng thời, biến động địa chính trị và suy thoái kinh tế toàn cầu đã tạo thêm áp lực lớn lên hoạt động kinh doanh của tập đoàn.
Những khó khăn này đòi hỏi Petrovietnam phải nhanh chóng thích nghi và đưa ra các giải pháp sáng tạo để tồn tại và phát triển. Petrovietnam cho biết đã chủ động đổi mới công tác quản trị, đặc biệt là quản trị biến động, nâng cao hiệu quả hoạt động và dịch chuyển mô hình kinh doanh.
Những chiến lược quản trị này đã giúp Petrovietnam không chỉ thích nghi mà còn phát triển mạnh mẽ trong bối cảnh đầy biến động; vững vàng vượt qua sóng gió, hoàn thành toàn diện các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh, đạt mục tiêu phục hồi và tăng trưởng vượt bậc so với giai đoạn trước đại dịch Covid-19.
Nhờ sự đoàn kết và nỗ lực không ngừng, Petrovietnam cho hay đã vượt qua khủng hoảng kép là giá dầu suy giảm và đại dịch Coid-19 và đạt được những kết quả ấn tượng trong giai đoạn từ năm 2020 đến nay.
Tính đến hết ngày 31/12/2023, tổng tài sản hợp nhất của Petrovietnam tăng 19% so với năm 2020, đạt trên 1 triệu tỷ đồng; tổng doanh thu tăng 81% so với năm 2020, bình quân hàng năm đóng góp 9-10% GDP của cả nước. Riêng năm 2023, Petrovietnam cho biết đã nộp ngân sách Nhà nước tăng 83% so với năm 2020, bình quân hàng năm chiếm 9-9,5% tổng thu ngân sách quốc gia.
Từ năm 2020 đến hết tháng 6/2024, Petrovietnam cho hay đã đạt tổng doanh thu 3,6 triệu tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước gần 600 nghìn tỷ đồng, và lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 230 nghìn tỷ đồng. Đặc biệt, Tập đoàn đã hoàn thành xuất sắc trước hai năm các chỉ tiêu tài chính giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ giao.
Trong lĩnh vực sản xuất, Petrovietnam duy trì sản lượng khai thác dầu thô trung bình đạt 7,5-8,5 triệu tấn/năm, sản lượng khí đạt 6-8 tỷ m³/năm. Tập đoàn cung cấp hơn 13,5 triệu tấn xăng dầu mỗi năm, đáp ứng khoảng 70% nhu cầu nội địa. Ngoài ra, Petrovietnam còn sản xuất 1,6-1,7 triệu tấn phân đạm, đáp ứng 70-80% nhu cầu trong nước, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
Trong lĩnh vực năng lượng, Petrovietnam hiện vận hành an toàn, ổn định 9 nhà máy điện với tổng công suất hơn 6.600 MW, chiếm khoảng 8,5% tổng công suất lắp đặt hệ thống điện quốc gia. Các sản phẩm chủ lực như dầu thô, khí thiên nhiên, khí hóa lỏng, điện, và phân đạm của Petrovietnam đã trở thành một phần không thể thiếu trong mọi hoạt động kinh tế - xã hội của đất nước.
Đặc biệt, trong giai đoạn này, nhiều dự án trọng điểm của Petrovietnam đã đưa vào vận hành, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Dấu ấn lớn nhất trong giai đoạn này là sự “hồi sinh” thần kỳ của Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 sau thời gian dài đình trệ. Sự thành công này là minh chứng sống động nhất cho tinh thần "một đội ngũ - một mục tiêu”.
Bên cạnh Thái Bình 2 còn là hàng loạt các dự án trọng điểm khác của Petrovietnam lần lượt được tháo gỡ khó khăn, đi vào hoạt động như Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1, kho cảng LNG Thị Vải, Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 - 4, các hợp đồng EPC dự án phát triển mỏ thuộc Chuỗi dự án khí-điện Lô B…
Kết luận số 76-KL/TW ngày 24/4/2024 (KL76) của Bộ Chính trị đã mở ra một dư địa, không gian phát triển mới cho ngành Dầu khí Việt Nam mà chủ lực là Petrovietnam thông qua việc định hướng chủ trương khai thác các điều kiện tiềm năng của ngành để phát triển sang lĩnh vực năng lượng tái tạo, năng lượng mới.
Đặc biệt quan trọng là KL76 đã định hướng phát triển Petrovietnam trở thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia, giữ vai trò tiên phong phát triển các lĩnh vực về năng lượng tái tạo, năng lượng mới.
Đây là cơ hội to lớn, song cũng đồng thời đặt ra nhiều vấn đề, nhiều khó khăn, thách thức, buộc Petrovietnam cần phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, thích ứng với yêu cầu phát triển bền vững trong bối cảnh mới.
Tại Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện KL 76 do Ban Bí thư chỉ đạo tổ chức, ông Lê Mạnh Hùng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV Petrovietnam đã nhận định, các văn bản, chủ trương, định hướng chiến lược, hoàn thiện thể chế, chính sách tạo điều kiện cho ngành dầu khí Việt Nam phát triển chính là cơ hội, động lực để Petrovietnam phát triển.
Trên cơ sở này, Petrovietnam cho hay đã xác định 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp cần triển khai quyết liệt và đồng bộ. Đó là phải hoàn thiện thể chế, chính sách hỗ trợ phát triển ngành; phát triển hạ tầng đồng bộ, thông minh; nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp; tối ưu hóa quản trị và thu hút vốn đầu tư; xây dựng chiến lược phát triển theo hướng trở thành tập đoàn công nghiệp năng lượng quốc gia, đồng thời mở rộng chuỗi giá trị sang năng lượng mới và tái tạo; thúc đẩy chuyển đổi số, nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo và phát triển nguồn nhân lực; tăng cường hợp tác quốc tế, bảo vệ tài nguyên, môi trường, gắn liền với quốc phòng, an ninh và đối ngoại.
Thực hiện các chủ trương có tính chiến lược của Bộ Chính trị, Đảng ủy Tập đoàn đã ban hành “Kế hoạch triển khai xây dựng Chiến lược phát triển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo tinh thần KL76” với tinh thần “Một đội ngũ, một mục tiêu”, nhằm tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt nghiêm túc các quan điểm, tạo sự đồng thuận cao từ Công ty mẹ - Tập đoàn đến các đơn vị thành viên, từ cán bộ lãnh đạo các đơn vị đến người lao động trong quá trình triển khai xây dựng và thực hiện các chiến lược, mục tiêu kể trên.
Hành trình hơn 6 thập kỷ của ngành Dầu khí Việt Nam không chỉ là câu chuyện về sự phát triển của một ngành công nghiệp, mà còn là biểu tượng cho ý chí và khát vọng của con người Việt Nam trong việc chinh phục thử thách, làm chủ tài nguyên và xây dựng nền tảng kinh tế quốc gia bền vững.
(VNF) - Đà Nẵng sẽ điều chỉnh sân vận động Chi Lăng từ đất thể thao thành đất thương mại dịch vụ và đấu giá toàn bộ dự án để thi hành án.