Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Nhận thức được ý nghĩa chiến lược, tầm quan trọng của chuyển đổi số đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, là công cụ để thực hiện đổi mới, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh, những lợi ích mà chuyển đổi số đem lại, Petrovietnam cho biết đã xác định công tác chuyển đổi số của tập đoàn là việc bắt buộc phải thực hiện.
Trong đó, sáng kiến số về triển khai hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp ERP - Giai đoạn 1 là sáng kiến số trọng điểm, là một trong các sáng kiến số cốt lõi, đóng vai trò quan trọng hàng đầu của Petrovietnam.
Tuy có tính chất phức tạp cao, nhưng với quyết tâm hoàn thành sứ mệnh số hóa Petrovietnam, các đơn vị, phòng ban thuộc tổ triển khai của tập đoàn đã phối hợp chặt chẽ với nhà thầu NGS đưa hệ thống đi vào vận hành với 6 phân hệ nghiệp vụ gồm: kế toán tài chính; kế toán quản trị và ngân quỹ/dòng tiền; lập kế hoạch ngân sách và dự báo; quản lý danh mục đầu tư; hợp nhất báo cáo tài chính; báo cáo quản trị.
Theo thông tin từ Petrovietnam, ngày 31/3/2022 đã đưa vào vận hành phân hệ đầu tiên: phân hệ kế toán tài chính. Ngày 20/11/2022 đã vận hành phân hệ hợp nhất báo cáo tài chính công ty mẹ.
Ngày 8/3/2024, đơn vị cho hay vận hành phân hệ hợp nhất báo cáo tài chính tập đoàn. Các Phân hệ còn lại đã hoàn thiện các công việc xây dựng hệ thống, chuyển đổi dữ liệu, đào tạo người sử dụng cuối. Toàn bộ hệ thống sẵn sàng đưa vào vận hành chính thức ngày 31/3/2024.
Ông Phạm Thế Trường, Tổng giám đốc NGS khẳng định: “Đây là một thành quả vô cùng đáng tự hào, đánh dấu bước chuyển mình quan trọng của Petrovietnam trong kỷ nguyên số. Lãnh đạo NGS cam kết sẽ đồng hành cùng Petrovietnam trong suốt quá trình sử dụng hệ thống ERP, đồng thời cung cấp dịch vụ hỗ trợ toàn diện, giúp Petrovietnam khai thác tối đa hiệu quả hệ thống và đạt được mục tiêu phát triển mà Petrovietnam đã đề ra”.
Phát biểu tại buổi lễ, Tổng giám đốc Petrovietnam Lê Ngọc Sơn ghi nhận đánh giá cao nỗ lực của các bên liên quan đã không ngừng cố gắng vượt qua được những khó khăn để đưa hệ thống vào vận hành chính thức.
Đồng thời, Tổng giám đốc Lê Ngọc Sơn nhấn mạnh việc triển khai thành công hệ thống ERP góp phần giúp tập đoàn nâng cao năng lực quản trị, điều hành, tối ưu hoá công tác quản trị tài chính. Các dữ liệu được cập nhật kịp thời, cung cấp góc nhìn toàn diện hơn về tình hình hoạt động của các đơn vị trong tập đoàn, giúp hỗ trợ tối đa ban lãnh đạo tập đoàn trong việc đưa ra các quyết định.
Trong thời gian tới, với mục tiêu đảm bảo hệ thống được vận hành an toàn, ổn định, dữ liệu của hệ thống được “đúng, đủ, sống, sạch", Tổng giám đốc Lê Ngọc Sơn yêu cầu văn phòng tập đoàn, các ban chuyên môn, các đơn vị thành viên, các đối tác tiếp tục nâng cao văn hóa trong thời kỳ chuyển đổi số, tập trung rà soát, cập nhật và hoàn thiện toàn bộ quy trình vận hành Hệ thống theo quy định của pháp luật;
Tổ chức rà soát, đánh giá toàn diện hệ thống để kịp thời phát hiện, ngăn chặn nguy cơ, điểm yếu kỹ thuật, lỗ hổng bảo mật, triển khai ngay các biện pháp xử lý, khắc phục tồn tại, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho hệ thống. Bên cạnh đó, tiếp thu các ý kiến người dùng, nghiên cứu để cải tiến, nâng cấp hệ thống nhằm giúp Petrovietnam có thể sử dụng và khai thác tối đa giá trị Hệ thống mang lại.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.