Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Kênh huy động vốn trung và dài hạn chủ yếu của doanh nghiệp trên thế giới ngoài cổ phiếu là trái phiếu, nhưng doanh nghiệp Việt Nam vẫn trông chờ vào nguồn vốn ngân hàng vì thị trường TPDN còn quá nhỏ, thưa bà?
Dư nợ của thị trường TPDN Việt Nam tương đương 6,19% GDP năm 2017, tăng rất mạnh so với mức 3,31% GDP năm 2011 (quy mô năm 2017 gấp hơn 1,8 lần năm 2011). Trong giai đoạn 2011 - 2017, khối lượng phát hành bình quân đạt khoảng 49.000 tỷ đồng/năm, trong đó khối lượng phát hành năm 2017 gấp hơn 10 lần so với năm 2011.
Mặc dù quy mô thị trường TPDN có tăng trưởng trong thời gian gần đây, nhưng còn nhỏ so với quy mô của kênh tín dụng ngân hàng (tương đương 130% GDP) và thấp hơn nhiều so với mức bình quân khoảng 20 - 50% GDP của các nước trong khu vực và chưa tương xứng với tiềm năng của nền kinh tế. Chính vì vậy, hiện tại và trong tương lai gần, doanh nghiệp vẫn phải dựa chủ yếu vào nguồn vốn trung và dài hạn từ hệ thống ngân hàng.
Mục tiêu đặt ra cho thị trường TPDN có quá khiêm tốn không, khi mà theo lộ trình phát triển thị TPDN thì đến năm 2020, quy mô thị trường TPDN mới tương đương 7% GDP và đến năm 2030 tương đương 20% GDP?
Trong tương lai, thị trường TPDN phải là kênh dẫn vốn trung và dài hạn chủ đạo của nền kinh tế, nhưng muốn phát triển được thì phải có lộ trình phù hợp. Nếu như hệ thống ngân hàng đã ra đời cách đây khoảng 70 năm, thì thị trường trái phiếu sơ khai hình thành từ năm 1994, nhưng cũng chỉ quy định về việc phát hành trái phiếu của doanh nghiệp nhà nước. Phải đến năm 2000, khi thị trường chứng khoán đi vào vận hành thì thị trường TPDN mới hoạt động, nhưng cũng rất khiêm tốn.
Do có bề dày lịch sử 70 năm, nên người dân có thói quen gửi tiền tiết kiệm vào hệ thống ngân hàng, hiện tại, khối lượng tiền gửi của cư dân vào hệ thống ngân hàng lên tới 80% GDP. Như vậy, mức cầu với TPDN rất thấp. Về mức cung, doanh nghiệp vẫn còn thói quen tìm đến ngân hàng mỗi khi cần vốn, thay vì tìm đến kênh huy động vốn khác, trong đó có TPDN.
Về phía cầu, ngoài nhà đầu tư cá nhân vẫn còn thói quen gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng, thì các định chế tài chính chẳng lẽ không muốn đầu tư vào TPDN? Về phía cung, hiện nhiều doanh nghiệp đã thay đổi tư duy trong huy động vốn, thưa bà?
Đầu tư vào TPDN là đầu tư dài hạn. Đối với hệ thống các tổ chức tín dụng, dù có muốn tham gia thị trường TPDN cũng rất hạn chế do bị giới hạn bởi tỷ lệ tín dụng trung và dài hạn so với nguồn vốn huy động ngắn hạn. Khoảng 70% vốn huy động của các tổ chức tín dụng là nguồn vốn ngắn hạn. Để bảo đảm an toàn hệ thống và theo thông lệ quốc tế, Ngân hàng Nhà nước quy định, tổ chức tín dụng được sử dụng 60% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn và dài hạn và tỷ lệ này sẽ được hạ xuống còn 40% kể từ đầu năm 2019.
Bảo hiểm Xã hội Việt Nam hiện có nguồn tài chính vô cùng lớn, nhưng các quy định hiện hành chưa cho phép đầu tư vào TPDN. Các định chế tài chính khác như doanh nghiệp bảo hiểm chưa mặn mà với kênh đầu tư này, còn bảo hiểm hưu trí tự nguyện thì mới hình thành, chưa có tiềm lực tài chính.
Còn về phía cung, tức là các doanh nghiệp phát hành, cũng gặp nhiều khó khăn. Để phát hành trái phiếu, doanh nghiệp phải thực hiện nhiều quy trình, thủ tục; phải đáp ứng nhiều điều kiện, tiêu chuẩn rất cao và đặc biệt là phải công khai minh bạch tình tài chính cũng như hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trong khi đó, khi cần vốn, doanh nghiệp tiếp cận ngân hàng với thủ tục đơn giản, nhanh gọn hơn nhiều.
Như vậy, phát triển thị trường TPDN đạt mục tiêu đã đặt ra là đến năm 2030 chiếm 20% GDP khó có thể thực hiện được, thưa bà?
Tôi nghĩ, mục tiêu này sẽ đạt được. Tuy nhiên, cần có biện pháp kích cả cung, cầu, lẫn các tổ chức hỗ trợ thị trường phát triển.
Về phía cung, chính quy định khống chế tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn và khống chế tỷ lệ cho vay đối với một khách hàng và người có liên quan không vượt quá 15% và 25% vốn chủ sở hữu của tổ chức tín dụng sẽ buộc doanh nghiệp cần vốn trung và dài hạn phải tìm kiếm nguồn vốn khác, trong đó có TPDN.
Còn về phía cầu, thực hiện quy định đa dạng hóa danh mục, cơ cấu đầu tư Quỹ Bảo hiểm xã hội theo tinh thần Nghị quyết 28-NQ/TW, Bộ Tài chính đang nghiên cứu cơ chế, chính sách cho phép Bảo hiểm Xã hội được đầu tư một phần vào các loại TPDN có xếp hạng tín nhiệm cao. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng đang nghiên cứu một số chính sách khuyến khích sự tham gia của các nhà đầu tư dài hạn như doanh nghiệp bảo hiểm, hệ thống quỹ hưu trí tự nguyện... vào TPDN.
Để phát triển thị trường TPDN, Bộ Tài chính cũng nghiên cứu phát triển hệ thống tổ chức định mức tín nhiệm và trung tâm thông tin tập trung về TPDN. Nhà đầu tư cá nhân, tổ chức muốn đầu tư chỉ cần vào trung tâm thông tin về TPDN là có đầy đủ thông tin về doanh nghiệp, về từng loại trái phiếu và chắc chắn doanh nghiệp được xếp định mức tín nhiệm cao sẽ hấp dẫn nhà đầu tư cá nhân.
Xem thêm: VBF cuối kỳ 2018 sẽ thảo luận nhiều nội dung quan trọng về môi trường kinh doanh
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.