Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Sáng 26/2, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un đã đến Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2 vào ngày 27-28/2 tại Hà Nội.
Theo KCNA, sau cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử lần hai với Tổng thống Mỹ Donald Trump, Chủ tịch Kim Jong Un sẽ thực hiện chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam vào các ngày 1-2/3. Ông Kim Jong Un sẽ đến thăm một số địa phương, doanh nghiệp của Việt Nam, trong đó có Tập đoàn Công nghiệp, Viễn thông quân đội Viettel.
Đại diện Viettel đã xác nhận thông tin này với VietnamFinance vào sáng 27/2.
Trước đó, vào tháng 1/2019, trong một cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin Reuters mới đây, quyền Chủ tịch Viettel Lê Đăng Dũng đã tiết lộ Viettel đang quan tâm tới thị trường Cuba và Triều Tiên.
"Năm 2010, chúng tôi đã xin phép Triều Tiên để xây dựng một mạng di động. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn đang chờ lệnh trừng phạt được dỡ bỏ và Triều Tiên tiến hành mở cửa thị trường cho các nhà đầu tư nước ngoài", ông Lê Đăng Dũng nói.
Gần 10 năm chờ đợi đã cho thấy mức độ tiềm năng của thị trường viễn thông di động tại Triều Tiên với Viettel.
Từ trước đến nay, Triều Tiên được biết đến như là một quốc gia khép kín và đầy bí ẩn. Đất nước này hiếm khi công bố các thông tin về kinh tế. Vì vậy, rất khó để xác định chính xác quy mô và tiềm năng của thị trường viễn thông ở Triều Tiên.
Tuy nhiên, theo một thông tin công bố của hãng AP, tính đến năm 2017, Triều Tiên mới chỉ có khoảng 2,5 triệu người dùng điện thoại, tỷ lệ sử dụng điện thoại trên cả nước là 1/10 người.
Hiện, Triều Tiên mới chỉ có một mạng viễn thông di động là Koryolink — một liên doanh giữa Chính phủ Triều Tiên và nhà mạng Orascom của Ai Cập - đã thu hút được hàng triệu thuê bao kể từ khi ra mắt năm 2008.
Có thể thấy, ngoài mật độ sử dụng điện thoại di động còn rất thấp, thì việc mới chỉ có một mạng di động, tức là thị trường về cơ bản còn độc quyền chính là điểm hấp dẫn của Triều Tiên với các nhà đầu tư mới như Viettel.
Bên cạnh Triều Tiên, thông qua Viettel Global Investment, Viettel cũng đang quan tâm đầu tư vào Cu Ba – một thị trường còn “nguyên sơ” giống như Triều Tiên.
Ngoài ra, hồi tháng 1, ông Lê Đăng Dũng cũng tiết lộ Viettel đang đàm phán để mua cổ phần tại các công ty viễn thông hiện có ở Malaysia và Indonesia cũng như đàm phán để mua 20% cổ phần của một nhà mạng di động châu Âu.
Viettel hiện có khoảng 60 triệu thuê bao tại Việt Nam và hơn 30 triệu người dùng trên 10 quốc gia khác - chủ yếu ở châu Á và châu Phi. Tuy nhiên, ông Dũng cho hay Viettel có kế hoạch ngừng mở rộng đầu tư vào thị trường châu Phi, địa bàn mà Viettel đã phải vật lộn để tìm kiếm lợi nhuận do tăng trưởng kinh tế còn thấp.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.