Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Mỏ vàng Minh Lương (Bản 3, Minh Hạ, xã Minh Lương, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai) do Công ty Cổ phần vàng Lào Cai làm chủ đầu tư. Đây là dự án được Sở Xây Dựng giới thiệu địa điểm và Sở Tài nguyên & Môi trường thông báo quỹ đất quy hoạch với tổng diện tích 21,18 ha cùng tổng mức đầu tư hơn 215 tỷ đồng.
Ngày 29/4/2010, UBND tỉnh Lào Cai có văn bản gửi Bộ Tài nguyên & Môi trường, Cục Địa chất & Khoáng sản Việt Nam đề nghị Bộ cấp giấy phép khai thác khoáng sản với diện tích 126 ha. Tuy nhiên ngay sau đó UBND tỉnh Lào Cai đã cho phép Công ty cổ phần vàng Lào Cai tiến hành khai thác vàng với diện tích đất 151,18 ha mặc dù chưa được Bộ Tài Nguyên và Môi trường cấp phép ( đến ngày 26/4/2011 dự án này mới được Bộ phê duyệt).
Tính đến tháng 7/2016, UBND tỉnh Lào Cai đã giao cho Công ty Cổ phần vàng Lào Cai thuê 52,86 ha đất để thực hiện giai đoạn I của dự án.
Đáng chú ý, tháng 10/2012, UBND tỉnh Lào Cai ban hành quyết định phê duyệt cho phép chuyển mục đích sử dụng 5,89 ha đất lúa sang hoạt động khoáng sản (trên cơ sở đồng ý của Bộ Tài nguyên & Môi trường). Tại phần thuyết minh khu vùng cấm, tạm cấm hoạt động khoáng sản, UBND tỉnh có nêu: "Mỏ vàng Minh Lương có phần tiếp giáp với rừng đặc dụng có mỏ khoáng sản quan trọng, đề nghị chuyển mục đích sử dụng đất sang hoạt động khoáng sản không khoanh định vào khu vực cấm hoạt động khoáng sản với diện tích là 108 ha".
Như vậy, phần diện tích đất giai đoạn II (98,32 ha/108 ha) thuộc vào loại đất rừng đặc dụng không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thời kỳ 2011 – 2020 đã được phê duyệt tại Nghị quyết 65/NQ-CP ngày 30/5/2013 của Chính phủ và trái với quy định tại khoản b, Điều 28, Luật khoáng sản năm 2010.
Cũng theo Thanh tra Chính phủ, Giấy phép hoạt động khai thác khoáng sản của Công ty Cổ phần vàng Lào Cai có thời hạn 5 năm và đã hết hạn ngày 26/4/2016. Theo báo cáo, Công ty đang tiến hành làm các thủ tục xin gia hạn giấy phép theo quy định nhưng điều đáng nói là đến thời điểm hiện tại công ty vẫn tiến hành khai thác vàng.
Từ năm 2014 – 2015, tổng sản lượng quặng vàng gốc nguyên khai khai thác được là 13.487tanas. Tổng khối lượng tinh quặng vàng đã tiêu thụ là 167,59 tấn.
Số tiền ký quỹ phục hồi môi trường là 5,2 tỷ đồng, trong đó công ty mới đóng 3,2 tỷ đồng. Việc thực hiện các nghĩa vụ thuế, phí liên quan đến khoáng sản mà công ty phải nộp là gần 13 tỷ đồng.
Dự án khai thác vàng gốc, mỏ vàng Sa Phìn và Tsuha tại huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai do công ty Cổ phần Nhẫn làm chủ đầu tư có diện tích 38,9 ha, vốn đầu tư 19,5 tỷ đồng và thời gian thực hiện dự án là 11 năm.
Ngày 23/3/2011 UBND tỉnh Lào Cai đã có đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao quyền cấp phép khai thác khoáng sản tại khu vực Sa Phìn diện tích 23,1 ha và Tsuha diện tích 15,83 ha cho UBND tỉnh với nội dung "…không thuộc khu vực cấm, tạm cấm hoạt động khai thác khoáng sản tại huyện Văn Bàn do Công ty Cổ phần Khoáng sản 3 không tiến hành thăm dò, có văn bản trả lại UBND tỉnh Lào Cai quản lý".
Tháng 6/2011, UBND tỉnh Lào Cai đã cấp phép hoạt động cho 26,03 ha diện tích đất khai thác khoáng sản với tổng diện tích 26,03 ha (Sa Phìn 10,2 ha và Tsuha 15,83 ha trong đó trừ lại 9,6 ha khu vực Sa Phìn nằm trong diện tích rừng phòng hộ).
Như vậy trong tổng diện tích dự án 38,9 ha có 9,6 ha đất rừng phòng hộ, 9,654 ha đất chưa sử dụng nhưng quy hoạch là rừng phòng hộ (khu Sa Phìn) và 15,83 ha đất được quy hoạch và rừng sản xuất (khu Tsuha). Toàn bộ diện tích đất trên không quy hoạch là đất hoạt động khoáng sản.
Theo Giấy chứng nhận đầu tư thì UBND tỉnh Lào Cai đã cho thuê một phần diện tích đất để thực hiện dự án (khoảng 15,83 ha đất rừng sản xuất tại Tsuha).
Từ năm 2013 – 2015, CÔng ty Cổ phần Nhẫn đã khai thác 2.110 tấn quặng vàng nguyên khai, vàng chế biến 99,9 là 6,2 kg và quặng vonfram là 10 tấn.
Công ty đã đóng thuế tài nguyên 568 triệu đồng, phí bảo vệ môi trường 563 triệu đồng, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản 2,9 tỷ đồng.
Công ty đã khai thác được 10 tấn quặng Vonfram (tương ứng với sản lượng quặng vàng khai thác) nhưng chưa kê khai sản lượng để nộp thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường. Căn cứ giá do UBND tỉnh Lào Cai quy định tại quyết định số 749/QĐ-UBND ngày 26/3/2015, Đoàn thanh tra tính số tiền thuế Công ty phải nộp bổ sung vào ngân sách nhà nước theo quy định là 266 triệu đồng.
Ngoài ra từ năm 2015, Công ty Cổ phần Nhẫn đã nhận chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản từ Công ty Cổ phần Khoáng sản 3 tại dự án khai thác vàng gốc tại khu vực Sa Phìn. Giá trị hợp đồng chuyển nhượng là 41 tỷ đồng.
Theo Thanh tra Chính phủ, Công ty Cổ phần Nhẫn đã khai thác vàng gốc tại khu vực này khi chưa được cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư, chưa có quyết định giao đất, cho thuê đất phần diện tích 84 ha.
"Việc chuyển nhượng dự án từ Công ty CP khoáng sản 3 cho Công ty Cổ phần Nhẫn từ tháng 12/2015 khi chưa được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận (đến tháng 7/2016 mới được Bộ tài nguyên và môi trường cấp phép) là vi phạm Luật Khoáng sản. Trách nhiệm thuộc về hai doanh nghiệp nói trên thuộc về Bộ Tài nguyên môi trường", kết luận nêu rõ.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.