'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Tại phiên làm việc chiều 14/9 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự án luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Tổ chức Quốc hội, nhiều thành viên Thường vụ Quốc hội lưu ý việc phải tránh biến Quốc hội thành một cơ quan hành chính, thứ bậc.
Cụ thể, khi cho ý kiến về nội dung sửa đổi, bổ sung khoản 1 điều 54 theo hướng Ủy ban Thường vụ Quốc hội định kỳ hằng năm đánh giá hoạt động của đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội, Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho rằng, phải hết sức thận trọng vì không có chỗ nào giao Thường vụ Quốc hội đánh giá hoạt động của đại biểu Quốc hội, ngay cả Hiến pháp cũng vậy.
Theo ông Hiển, lần sửa đổi luật lần này phải giúp Quốc hội gần hơn với thông lệ quốc tế, thực hiện nguyên tắc các đại biểu Quốc hội là bình đẳng, làm việc tập thể, quyết định theo đa số.
“Quốc hội, các Uỷ ban của Quốc hội muốn làm việc gì là phải họp, biểu quyết. Các lá phiếu là ngang nhau. Tôi nhiều lần nhắc lại là không cẩn thận chúng ta trở thành đơn vị hành chính. Một luật ban hành, đồng chí chủ nhiệm không thể nói khác đa số ý kiến của thành viên ủy ban, không thể áp đặt được. Thậm chí, đồng chí Chủ tịch Quốc hội cũng vậy thôi, là 'speaker'. Chúng tôi là 'vice speaker' tức chỉ là 'phó nói' thôi. Trở thành hành chính thì không còn đúng nguyên tắc làm việc tập thể, quyết định theo đa số và các lá phiếu là ngang nhau”, Phó chủ tịch Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh.
Với quan điểm này, ông Phùng Quốc Hiển cho rằng chúng ta phải thay đổi về tư duy vì hiện nay Quốc hội quy định có rất nhiều tầng nấc.
“Có một số đồng chí cũng phản ứng. Tại sao lại dùng chữ lãnh đạo Quốc hội, lãnh đạo ủy ban? Ủy viên thường trực và ủy viên chuyên trách là thế nào, khác nhau ở cái gì? trình độ? năng lực? nếu đã đưa thế này (trong dự thảo), thì phải có phân cấp rõ về tiêu chuẩn”, ông Hiển khuyến nghị.
Quan điểm này cũng được Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải đồng tình vì chức năng này chưa từng có từ trước đến nay, phải căn cứ vào Hiến pháp cũng như đánh giá được tác động của chính sách mới nên đưa vào.
Bên cạnh việc lưu ý lịch sử chưa có tiền lệ, Hiến pháp không giao nhiệm vụ, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga còn nhấn mạnh việc không rõ Thường vụ Quốc hội đánh giá đại biểu bằng tiêu chí gì?
“Một đại biểu do dân bầu ra, ý kiến của đại biểu do nhân dân đánh giá dưới nhiều góc độ khác nhau. Tiêu chuẩn đại biểu là công dân Việt Nam không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú... thì chúng ta làm sao định lượng được để đánh giá?”, bà Nga đặt câu hỏi và nhấn mạnh thêm việc chất lượng đại biểu cũng không thể căn cứ vào số lần phát biểu.
“Thực tế là có đồng chí lãnh đạo cũng rất ít phát biểu ở Quốc hội, vì họp Trung ương đã nói rồi, Thường vụ Quốc hội nói rồi, ra Quốc hội cần lắng nghe chứ đừng phát biểu lia lịa. Rồi có đồng chí đi công tác nhiều (nên ít phát biểu), thì phải đánh giá thế nào?”, bà Nga hỏi.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Đức Hải cũng bày tỏ việc ông không ký là thay mặt lãnh đạo Ủy ban vì đại biểu tâm tư, họ cãi. Chủ nhiệm, phó chủ nhiệm ủy ban cũng không phải lãnh đạo hành chính, mà chỉ thay mặt điều hành công việc của ủy ban.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.