'Ngắm' khu đất xây tổ hợp thương mại, văn phòng của TAH Invest tại Tây Hồ Tây
(VNF) - Dự án tổ hợp thương mại và dịch vụ kết hợp văn phòng được triển khai trên lô đất B2-CC4 thuộc Khu đô thị Tây Hồ Tây dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2027.
Liên quan đến vấn đề mua vé tham quan phố cổ Hội An, chia sẻ với báo chí, ông Nguyễn Sự, nguyên Bí thư Thành uỷ Hội An, cho rằng việc bán vé tham quan phố cổ Hội An có từ năm 1995, không hề mới. Qua nhiều lần thay đổi, phương án cũng không có gì thay đổi nhiều.
“Ngày xưa, mọi du khách khi đến Hội An tham quan phải mua vé, bất kể là người Việt Nam hay nước ngoài. Nhưng lâu nay, việc bán vé chủ yếu là theo đoàn; theo tour; còn du khách đi lẻ chỉ khuyến cáo mua vé chứ không bắt buộc. Thậm chí, một số đơn vị lữ hành hoặc hướng dẫn viên không mua vé mà thả du khách đi lung tung. Điều này đã gây thiệt thòi cho du khách và làm cho khách du lịch càng không hiểu Hội An”, ông Nguyễn Sự cho hay.
Theo ông Nguyễn Sự, phố cổ Hội An là di tích sống, khác hoàn toàn với Mỹ Sơn hay Huế. Qua đó, việc bán vé là quan trọng nhưng không phải số 1. Điều quan trọng ở đây là việc giữ gìn di sản.
Bởi, bên trong di sản còn có người dân đang sinh sống và làm sao để họ hưởng lợi từ di sản. Người dân có thu nhập cao thì chính họ mới có trách nhiệm giữ gìn di tích nhiều hơn.
“Anh em khi làm hơi vội, lẽ ra phải lấy ý kiến của dân, của các đơn vị lữ hành, họp báo, khi đã chín rồi công bố. Phương án thì rất dài, nhưng khi nói ra cắt ngắn lại, dẫn đến người ta hiểu lầm. Tôi tin rằng anh em sẽ lắng nghe, điều chỉnh cho phù hợp”, nguyên Bí thư Thành uỷ Hội An cho hay.
Còn theo quan điểm của bà Vân Yên, chuyên gia nghiên cứu văn hóa Hội An, phố cổ Hội An là nơi có nhiều cư dân đang sinh sống. Như vậy, nơi này không phải là một di tích hay một bảo tàng. Sống trong phố cổ, người dân có nhiều mối quan hệ giao tiếp với con người ở các cộng đồng văn hóa khác.
Vì thế, khách du lịch không chỉ đến Hội An với tâm thế là người tham quan một di sản văn hóa mà du khách đến nơi này còn để thăm người thân, bè bạn và trải nghiệm những trạng thái sống cùng với người dân địa phương. Do đó, nếu chỉ để thăm một di tích, người ta đã không đến Hội An đông như vậy.
“Địa phương cần xác định rõ sự khác biệt giữa phố cổ Hội An với các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử khác. Hội An không nên tìm cách tăng ngân sách đầu tư, phát triển du lịch, thông qua các quy định thu phí. Việc thu phí chỉ nên áp dụng với du khách vào tham quan các di tích có trong danh mục đã được xác định. Lưu ý, Hội An thu được tiền nhưng vẫn phải được lòng du khách”, chuyên gia nghiên cứu văn hóa Hội An phân tích.
Như VietnamFinance đã thông tin, UBND TP. Hội An đã ban hành phương án về việc tăng cường công tác quản lý hoạt động hướng dẫn tham quan khu phố cổ Hội An. Theo phương án này, bắt đầu từ ngày 15/5, tất cả du khách trong nước và quốc tế tham quan khu phố cổ Hội An phải mua vé tham quan tại các quầy vé. Mức giá là 120.000 đồng/vé (dành cho khách quốc tế) và 80.000 đồng/vé (dành cho khách nội địa). Thời gian hoạt động bán vé tham quan khu phố cổ từ 7 giờ 30 đến 21 giờ 30 hàng ngày vào mùa hè, đến 21 giờ vào mùa đông. Bên cạnh đó, địa phương này sẽ phân luồng 2 lối đi riêng tại các đường chính vào khu phố cổ, gồm một lối đi dành cho người dân địa phương và một lối đi dành cho du khách. |
(VNF) - Dự án tổ hợp thương mại và dịch vụ kết hợp văn phòng được triển khai trên lô đất B2-CC4 thuộc Khu đô thị Tây Hồ Tây dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2027.