Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Báo cáo kết quả tổng hợp, phân tích báo cáo tài chính năm 2019 của các doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) của Bộ Tài chính cho thấy, phần lớn doanh nghiệp FDI báo lỗ.
Theo Bộ Tài chính, năm 2019 có gần 9.500 DN báo lãi, chiếm tỷ lệ 45% có báo cáo với trị giá lãi là hơn 518,5 nghìn tỷ đồng. Số lượng DN báo lãi tăng 18% so với năm 2018.
Tuy nhiên, năm 2019 vẫn có tới hơn 12,4 nghìn DN báo lỗ với trị giá lỗ là hơn 131,3 nghìn tỷ đồng.
Theo cơ quan này, một số nhóm ngành trong hai năm liền, số liệu tổng hợp là lỗ trước và sau thuế, số lỗ năm trước nhiều hơn năm sau là sản xuất sắt, thép và kim loại khác (do đến năm 2019 giá thép toàn cầu vẫn trong xu hướng giảm); dầu khí, xăng dầu, nhiên liệu khí và sản phẩm hóa dầu (do giá dầu thô trung bình năm 2019 giảm so với 2018); viễn thông, phần mềm.
Đến hết năm 2019, lũy kế có tới hơn 14,8 nghìn DN có lỗ trên báo cáo tài chính, chiếm tỷ lệ 66% DN có báo cáo với tổng số lỗ lên tới trên 520 nghìn tỷ đồng.
Bộ Tài chính cho biết số lượng doanh nghiệp FDI chi phối có dữ liệu báo cáo tài chính đầy đủ để phân tích là 22.603 (chiếm 99,9% trong tổng số 22.617 DN có vốn đầu tư nước ngoài chi phối và chiếm 90,2% trong tổng số 25.054 doanh nghiệp FDI tính đến 31/12/2019).
Trong đó, hơn 3.500 DN lỗ mất vốn năm 2019, chiếm 15,7% trong tổng số DN có báo cáo, tăng tới 24,2% so với số DN lỗ mất vốn năm 2018. Trong tổng số DN bị lỗ này, hơn 2.100 đơn vị có doanh thu vẫn tăng trưởng.
Nhóm DN có vốn đầu tư nước ngoài của các nhà đầu tư đến từ châu Âu (Đan Mạch, Hà Lan, Pháp, Luxembourg) có khả năng sinh lời cao nhất.
Nhóm DN của các quốc gia, vùng lãnh thổ có vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam lớn nhất (Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Đài Loan, British Virgin Islands) có khả năng sinh lời ở mức hợp lý. Hai quốc gia, vùng lãnh thổ khác nằm trong top 10 đầu tư lớn vào Việt Nam là Hồng Kông và Trung Quốc có khả năng sinh lời thấp.
Một số quốc gia, vùng lãnh thổ trong top 30 đầu tư lớn vào Việt Nam (Samoa, Canada, Australia, Darussalem Brunei, Thổ Nhĩ Kỳ, Indonesia) có số tổng hợp là lỗ trước và sau thuế.
Síp có 3 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thì 2 doanh nghiệp báo lỗ và lỗ mất vốn chủ sở hữu, 1 doanh nghiệp báo lãi. Tổng hợp chung nhóm này có vốn chủ sở hữu âm.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, doanh thu của các doanh nghiệp FDI năm 2019 đạt hơn 7,1 triệu tỷ đồng, tăng 11,2% so với năm 2018. TP.Hồ Chí Minh là địa phương có quy mô doanh thu của doanh nghiệp FDI lớn nhất cả nước, với tổng doanh thu là trên 1,2 triệu tỷ đồng. Theo sau đó là Bắc Ninh, Thái Nguyên, Đồng Nai, Bình Dương và Hà Nội.
Doanh thu của khu vực này tập trung vào 6 lĩnh vực kinh doanh chính trên tổng số 29 lĩnh vực. Riêng 6 lĩnh vực này đã chiếm đến gần 70% tổng doanh thu của cả khu vực DN có vốn đầu tư nước ngoài. Cụ thể là “linh kiện điện tử, máy vi tính và thiết bị ngoại vi máy tính, thiết bị quang học; dệt, may, da giày; thương mại, bán buôn, bán lẻ; hóa chất, nhựa, hóa mỹ phẩm; sản xuất lắp ráp ô tô xe máy và xe có động cơ khác; công nghiệp chế biến thực phẩm, rượu bia nước giải khát và đồ uống khác...
Lợi nhuận trước thuế năm 2019 của các doanh nghiệp FDI đạt trên 387 nghìn tỷ đồng, tăng gần 30 nghìn tỷ, tương đương 8,2% so với năm 2018. Còn lợi nhuận sau thuế đạt trên 324 nghìn tỷ đồng, tăng 6,4% so với năm 2018.
Theo đánh giá của Bộ Tài chính, tốc độ tăng trưởng doanh thu, tài sản, vốn đầu tư của chủ sở hữu năm 2019 thấp hơn so với các năm trước nhưng vẫn duy trì ở mức cao, cho thấy hoạt động của doanh nghiệp FDI vẫn duy trì ổn định.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp ngày càng cao vào ngân sách chứng tỏ khu vực này có vai trò quan trọng hơn vào việc phát triển kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng tài sản, sử dụng vốn đầu tư tại các DN có vốn FDI nhìn chung vẫn còn thấp, chưa phát huy hết tiềm lực của doanh nghiệp; các chỉ tiêu khả năng sinh lời của một số lĩnh vực vẫn còn âm, nộp ngân sách vẫn chưa tương xứng với những ưu đãi được hưởng.
“Số DN có vốn đầu tư nước ngoài có lãi chiếm tỷ lệ ít, mới đạt 45% số doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp có số lỗ lớn và lỗ liên tục trong nhiều năm”, Bộ Tài chính lưu ý.
Theo Bộ Tài chính, hiện tượng chuyển giá, trốn thuế còn diễn ra ở một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Doanh nghiệp luôn báo lỗ, thậm chí lỗ liên tục nhiều năm nhưng vẫn đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh, doanh thu các năm đều tăng - gây thất thoát, thiệt hại cho ngân sách nhà nước.
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.