'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Chiều 16/7, Cục quản lý thị trường (QLTT) TP. HCM phối hợp cùng Phòng kinh tế TP. Thủ Đức kiểm tra giá bán hàng tại chuỗi cửa hàng Bách Hóa Xanh trên đường Lê Văn Việt và Đặng Văn Bi, TP. Thủ Đức sau khi nhận được một số phản ánh về tình trạng Bách Hóa Xanh tăng giá nhiều mặt hàng.
Thông tin về việc này, tại cuộc họp báo cung cấp thông tin về tình hình dịch Covid-19 ở TP.HCM chiều tối 16/7, đại diện Cục Quản lý thị trường TP. HCM cho biết qua khảo sát, đơn vị nhận thấy Bách Hóa Xanh không tăng giá đột biến mà chỉ tăng theo điều kiện khách quan. Ông nhấn mạnh việc vi phạm cần đánh giá toàn diện, không thể theo cảm tính. Doanh nghiệp căn cứ đầu vào, đầu ra, có quyền tăng giá, chỉ cần không lợi dụng điều kiện dịch bệnh để thu lợi bất chính.
Đại diện Bách Hóa Xanh cũng cho biết chi phí vận chuyển mặt hàng từ các tỉnh về TP. HCM để cung ứng sẽ tăng cao nhưng đơn vị cam kết bán đúng giá niêm yết.
Theo Cục QLTT TP. HCM, trong thời gian thành phố thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 xuất hiện một số tổ chức, cá nhân gom hàng, tự ý nâng giá các mặt hàng để thu lợi bất chính. Điều này khiến một số mặt hàng lương thực, thực phẩm đang có dấu hiệu tăng giá, gây bức xức cho người dân.
Để người dân yên tâm mua sắm tại siêu thị, cửa hàng tiện ích đúng giá, Cục QLTT TP.HCM đã thành lập nhiều tổ công tác đi kiểm tra, xử lý nghiêm các trường vi phạm.
Cục Quản lý thị trường TP.HCM cũng kêu gọi người dân không hoang mang, không mua hàng tích trữ; doanh nghiệp không tăng giá hàng hoá vô lý. Lực lượng này sẽ xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về giá, lợi dụng dịch bệnh để thu lợi bất chính, găm hàng, đầu cơ...
Đồng thời công khai và niêm yết số điện thoại đường dây nóng 028.39322491 để người dân, siêu thị phản ánh tình trạng gom hàng siêu thị đem ra ngoái bán thu lời. Sau khi được tiếp nhận, các phản ánh của người dân sẽ lập tức được chuyển tới các đội trưởng đội QLTT nơi phát sinh vụ việc để xử lý.
Trước đó, đại diện siêu thị Bách Hóa Xanh khẳng định không có chủ trương tăng giá bán lẻ để kiếm lời trong giai đoạn dịch bệnh. Tuy nhiên, công ty không thể bảo đảm 100% việc giữ giá bán như trước đợt dịch đối với một số mặt hàng tươi sống.
Chính sách giá bán lẻ áp dụng với một số mặt hàng thiết yếu tại TP.HCM đã được điều chỉnh theo sự biến thiên của giá nhập đầu vào tại những thời điểm nhất định.
Hiện hệ thống Bách Hóa Xanh ở TP.HCM có 560 cửa hàng. Trước đây, trung bình mỗi ngày chuỗi cửa hàng này cung cấp 500 - 600 tấn rau, nhưng hiện đã nâng lên 2.000- 2.500 tấn.
Theo khảo sát, tại siêu thị Bách Hóa Xanh ở TP.HCM giá các loại thực phẩm thiết yếu như rau củ, thịt, cá... có sự chênh lệch so với các siêu thị, cửa hàng thực phẩm khác.
Cụ thể mặt hàng khổ qua, tại Bách Hóa Xanh có giá 45.000 đồng/kg, trong khi đó Co.opmart có giá 30.500 đồng/kg và Satrafoods có giá 26.500 đồng/kg. Rau cải thìa tại Satrafoods có giá 41.500 đồng/kg, trong khi đó Bách Hóa Xanh và Co.opmart có giá tương đương nhau là 34.300 đồng/kg và 34.000 đồng/kg.
Tương tự, thịt ba rọi tại Bách Hóa Xanh 192.000 đồng/kg, Satrafoods 200.000 đồng/kg, tại Co.opMart 200.000 đồng/kg. Nạc vai ở Bách Hóa Xanh 150.000 đồng/kg, Satrafoods 170.000 đồng/kg còn Co.opmart giá bình ổn 145.000 đồng/kg…
Thực tế, giá bán tại các siêu thị có sự chênh lệch bởi mỗi hệ thống sẽ có nhà cung cấp, chất lượng sản phẩm khác nhau do đó giá bán cũng có sự khác biệt.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.