Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Luồng sông Đầm Hà dài 7km được công bố là luồng cấp IV, theo quy hoạch đến năm 2030 sẽ nâng cấp kỹ thuật luồng đạt cấp III. Dự án nạo nét luồng vào cảng Đầm Buôn trên sông Đầm Hà được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt ngày 12/12/2017. Dự kiến, Dự án sẽ nạo vét 4,735km có chiều rộng 60m, chiều sâu chạy tàu 2,7m. Khối lượng nạo vét theo dự kiến là trên 757.504m3 gồm cát pha, cát lẫn cuội và sét pha; hình thức thực hiện dự án là xã hội hóa, không sử dụng tiền ngân sách.
Vậy nhưng, dù đã 5 năm trôi qua, Dự án vẫn "án binh bất động", luồng vào cảng hiện bị xuống cấp nghiêm trọng, bị bồi lắng từ lâu, chưa được nạo vét, khiến tàu thuyền ra vào rất khó khăn. Khi thủy triều lên, việc tàu, thuyền vào cảng còn đỡ, nhưng khi triều cạn thì gần như nơi đây “nội bất xuất, ngoại bất nhập".
Luồng sông vào cảng Đầm Buôn bị bồi lắng thành những đụn cát khổng lồ. Vùng cửa sông Đầm Hà chảy vào cảng Đầm Buôn bị bồi lắng nghiêm trọng. Nhiều gờ đảm bảo an toàn cho phương tiện lùi ra mép nước bốc hàng hóa đã “bốc hơi” và chưa hề được thay thế. Nhiều tàu lớn của ngư dân trong xã ra khơi lúc trở về muốn vào cảng tiêu thụ thủy sản, lấy vật tư đúng lúc thủy triều xuống đều không thể vào mà phải sang tận huyện Vân Đồn hoặc Hải Hà cách đó mấy chục hải lý.
Kể từ khi được phê duyệt đến nay, các sở, ngành hữu quan của tỉnh Quảng Ninh đã phối hợp với huyện Đầm Hà triển khai rất nhiều khâu, nhiều bước từ khảo sát, thiết kế, lập báo cáo nghiên cứu khả thi, xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường... với phương thức xã hội hóa, vật liệu nạo vét do Công ty Texhong Việt Nam tiếp nhận.
Tuy nhiên, Công ty TNHH KCN Texhong Việt Nam (đơn vị được giao thực hiện dự án nạo vét) và các ngành chức năng của tỉnh chưa thống nhất được chi phí và khối lượng nạo vét; các thành phần nạo vét bao gồm cả bùn, đất không đáp ứng tiêu chuẩn về san lấp mặt bằng của dự án KCN. Vì vậy việc nạo vét chưa thể thực hiện.
Cụ thể, ngày 8/4/2020, Công ty Texhong Việt Nam có văn bản chỉ đồng ý tiếp nhận chất nạo vét là cát sông và sỏi - loại vật liệu có thể sử dụng san lấp mặt bằng khu công nghiệp với giá cả hợp lý. Tới ngày 17/6/2020, doanh nghiệp này lại có văn bản xin được miễn giảm chi phí vật liệu nạo vét phục vụ san lấp khu công nghiệp.
Theo ông Đào Biên Thùy, Phó chủ tịch Thường trực HĐND huyện Đầm Hà, nếu thực hiện theo phương án đề xuất của doanh nghiệp sẽ không thể triển khai được theo hình thức xã hội hóa. Bởi sản phẩm nạo vét luồng sông Đầm Hà được xác định là phục vụ san lấp khu công nghiệp cảng biển Hải Hà nhưng chưa xác định được chi phí tiếp nhận, khối lượng tiếp nhận. Do có vướng mắc như vậy, nên cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh đã báo cáo, đề xuất với UBND tỉnh cho phép triển khai dự án theo các dự án xã hội hóa thông thường khác.
Cảng Đầm Buôn có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, là nơi giao thương vận chuyển hàng hóa không chỉ của ngư dân huyện, mà còn của các địa phương lân cận như Tiên Yên, Hải Hà... Ngoài ra, huyện Đầm Hà đang xây dựng tuyến du lịch đảo Đá Dựng, các tàu tham quan sẽ xuất phát tại Cảng Đầm Buôn. Do đó, việc nạo vét luồng ra, vào cảng để đảm bảo an toàn cho các tàu, thuyền hoạt động là rất quan trọng.
Ông Đào Biên Thùy cho biết nếu triển khai theo mô hình xã hội hóa gặp khó khăn thì tỉnh Quảng Ninh cần đề xuất phương án dùng ngân sách Nhà nước để nạo vét, còn dự án "giậm chân tại chỗ" như hiện nay thì không biết bao giờ mới triển khai được.
Để đảm bảo ATGT đường thủy, Sở GT-VT và các sở, ngành liên quan, địa phương đã kiểm tra thực địa, thống nhất báo cáo UBND tỉnh cho phép thực hiện thanh thải một số vị trí cồn cạn thu hẹp luồng; kinh phí thực hiện từ các doanh nghiệp khai thác cảng, bến tại khu vực này. Sở GT-VT đang rà soát, tham mưu UBND tỉnh báo cáo Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành trung ương xem xét điều chỉnh một số nội dung của Nghị định số 159/2018/NĐ-CP của Chính phủ "Về quản lý hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa" theo hướng tăng cường ủy quyền, phân cấp, tạo thuận lợi cho các địa phương triển khai dự án nạo vét.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.