'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Tại một hội nghị diễn ra gần đây, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng đã có những chia sẻ liên quan định hướng điều hành chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm nay của Ngân hàng Nhà nước (SBV). Cụ thể, Thống đốc cho biết năm 2022, cơ quan quản lý tiền tệ đã đặt ra định hướng tăng trưởng tín dụng 14%, cao hơn mức tăng 13,61% của năm 2021 và 12,17% năm 2020. Sau nửa đầu năm, chỉ tiêu tăng trưởng này đã đạt 9,35%, cao hơn so với mức tăng cùng giai đoạn trong 2 năm liền trước.
Lãnh đạo SBV cho biết thêm ở thời điểm hiện tại, dù lạm phát đang chịu sức ép gia tăng nhưng cơ quan này vẫn định hướng giữ chỉ tiêu tín dụng năm nay ở mức 14% như đã đề ra. Trong đó, SBV sẽ chỉ đạo các ngân hàng tập trung vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là những lĩnh vực ưu tiên theo chủ chương của Chính phủ, đồng thời kiểm soát tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như kinh doanh bất động sản, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp.
Thông điệp kể trên của nhà điều hành có thể khiến nhiều thành viên thị trường sốt ruột, đặc biệt là các ngân hàng thương mại quy mô lớn, cũng là những nhà băng đã gần như cạn hạn mức tăng trưởng (room) tín dụng chỉ sau nửa đầu năm.
Từ cuối tháng 5 đến nay, các ngân hàng lớn như Vietcombank, VietinBank, BIDV, MB… đã liên tục đề xuất SBV nới chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm nay. Nguyên nhân chủ yếu được đưa ra là các ngân hàng đã tăng trưởng gần chạm trần tín dụng cho phép chỉ sau nửa năm, trong khi nhu cầu vốn của người dân, doanh nghiệp trong nền kinh tế vẫn rất cao.
Đại diện Vietcombank cho biết năm nay, ngân hàng được giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 10%, tuy nhiên, đến cuối tháng 5, mức tăng trưởng thực tế đã vượt 9%. Trong khi đó, nhu cầu vốn của người dân và doanh nghiệp vẫn tăng mạnh. Vì vậy, ngân hàng này đề xuất được nới room tín dụng để có thể tiếp tục cho vay đáp ứng nhu cầu của khách hàng nửa cuối năm.
Cũng với lý do tương tự, BIDV và Agribank cho rằng với room tín dụng được giao năm nay lần lượt ở mức 10% và 7%, ngân hàng chắc chắn không đáp ứng được đủ nhu cầu vốn của người dân và doanh nghiệp. Trong khi đó, đại diện Sacombank cho biết sau nửa năm, ngân hàng đã sử dụng gần hết room tín dụng SBV giao hồi đầu năm ở mức 7%. Vì vậy, nhà băng này kỳ vọng sớm được nới room để có thêm dư địa cho vay ra thị trường.
Cũng trong giai đoạn này, hàng loạt ngân hàng cũng cho biết đã ghi nhận tăng trưởng tín dụng cao chỉ sau nửa năm và cần được nới room cho nửa cuối năm như MB, TPBank, HDBank, VPBank…
Thậm chí, khi Chính phủ ban hành Nghị định 31/2022 và SBV ban hành Thông tư 03/2022 hướng dẫn triển khai chính sách cho vay hỗ trợ lãi suất 2%/năm với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, áp lực nới room tín dụng với các nhà băng kể trên còn lớn hơn.
Theo SBV, hiện các ngân hàng thương mại đã hoàn thành đăng ký kế hoạch hỗ trợ lãi suất, cơ quan quản lý cũng đã có thông báo hạn mức hỗ trợ lãi suất dự kiến năm 2022 tới từng ngân hàng. Trong đó, mức lãi suất đăng ký hỗ trợ năm nay vào khoảng 16.035 tỷ đồng và năm 2023 là trên 23.965 tỷ đồng. Với mức phân bổ kể trên, ước tính các ngân hàng sẽ dành khoảng 800.000 tỷ đồng dư nợ cho vay trong năm nay để giảm lãi suất cho khách hàng đủ điều kiện. Mức dư nợ này tương đương trên 7,6% tăng trưởng so với dư nợ cuối năm 2021. Với các ngân hàng đã gần cạn room tín dụng sau nửa năm, nếu không được nới, nhiều ngân hàng có thể sẽ không thể hoàn thành kế hoạch cho vay hỗ trợ lãi suất kể trên.
Trong bối cảnh nhiều ngân hàng “khát” room, SBV lại không thể thoải mái nới chỉ tiêu này vì còn phải kiểm soát lạm phát vốn đã gặp nhiều áp lực kể từ cuối năm 2021 do các yếu tố quốc tế. Ông Phạm Chí Quang, Phó vụ trưởng phụ trách Vụ chính sách tiền tệ (NHNN), cho biết trong 3 năm gần nhất, nhu cầu tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại đều đạt trên 20%/năm, vượt xa khả năng quản trị rủi ro của chính ngân hàng. Nếu nới room theo nhu cầu của các ngân hàng, lượng tiền đổ vào nền kinh tế sẽ rất lớn, từ đó tạo áp lực lên lạm phát.
Trong bối cảnh SBV điều hành room tín dụng phải nhìn lạm phát, các chuyên gia dự báo các ngân hàng thương mại vẫn sẽ được nới room tín dụng nhưng có thể phải chờ đến cuối quý III hoặc quý IV khi kinh tế vĩ mô ổn định hơn.
Ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng (VNBA) cho rằng mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm nay 14% của SBV là mức hợp lý với bối cảnh hiện nay. Chuyên gia nhận định dù nhiều ngân hàng lớn phản ánh về việc gần cạn room tín dụng sau nửa năm, tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng thực tế giai đoạn này mới đạt trên 9%, vẫn còn cách khá xa mục tiêu 14%. Như vậy, room tín dụng chung trong hệ thống vẫn còn.
Trên thực tế, không phải nhà băng nào cũng cạn room tín dụng và buộc phải cho vay dè dặt từ cuối tháng 5 đến nay. Như tại LienVietPostBank, ông Hồ Nam Tiến, Phó tổng giám đốc thường trực ngân hàng, cho biết sau nửa năm, room tín dụng của ngân hàng vẫn còn nhiều và sẵn sàng giải ngân cho vay với các hồ sơ đủ tốt.
“Hiện đi vay 10 - 15 tỷ đồng ở ngân hàng khác có thể khó nhưng LienVietPostBank hoàn toàn đáp ứng được, chỉ cần khách hàng đáp ứng đủ điều kiện về hồ sơ vay, có phương án kinh doanh, trả nợ khả thi”, vị phó tổng giám đốc chia sẻ.
Ông Tiến cho biết thời gian qua, một số ngân hàng phản ánh về việc gần cạn room tín dụng nhưng LienVietPostBank không nằm trong nhóm này. Do là nhà băng tham gia tái cơ cấu quỹ tín dụng nhân dân nên LienVietPostBank đã được SBV giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cao hơn so với mặt bằng chung toàn ngành.
Theo TS Lê Xuân Nghĩa, trong bối cảnh áp lực lạm phát đến từ cả trong nước và quốc tế hiện nay, rất khó để SBV đưa ra định hướng nới lỏng hay thắt chặt chính sách tín dụng. Nới lỏng tín dụng có thể khiến lạm phát tăng cao, nhưng thắt chặt tín dụng lại khiến nền kinh tế thiếu vốn, giảm cung hàng hóa, từ đó đẩy giá cả leo thang và vẫn khiến lạm phát tăng cao.
Theo vị chuyên gia kinh tế này, có hay không việc nới tín dụng hiện nay là vấn đề rất nhạy cảm. Vì vậy, nhà điều hành sẽ có xu hướng giữ mức tăng trưởng tín dụng ở quanh mục tiêu đã đề ra từ đầu năm, khoảng 14%.
Bên cạnh đó, ông cũng cho biết việc nới hay siết tín dụng phải nhìn vào vòng quay của đồng tiền. Thực tế, vòng quay của đồng tiền nửa đầu năm nay đã tăng rất nhiều so với cùng kỳ năm trước. Vì vậy, để không tạo thêm áp lực cho lạm phát, SBV phải cân nhắc kỹ khi nới chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng.
Ông Nghĩa cho rằng mức tăng 14% năm nay, tương đương với trên 1,46 triệu tỷ đồng được bơm ra nền kinh tế qua kênh cho vay, là hợp lý. Trong đó, mức tăng trưởng này sẽ đảm bảo được mục tiêu lạm phát, đồng thời không tạo ra áp lực với việc cung ứng vốn từ nền kinh tế, điều có thể tạo ra một cuộc đua lãi suất huy động cho nửa cuối năm nay.
Báo cáo phân tích của Công ty Chứng khoán SSI cho rằng SBV sẽ nới room tín dụng trong nửa cuối năm nay, tuy nhiên, cơ quan quản lý có thể thận trọng hơn trong việc điều hành chính sách này. Theo đó, hạn mức được cấp thêm dự báo chỉ ở mức vừa phải, đi cùng với điều kiện ngân hàng phải hạn chế giải ngân với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Năm nay, SSI dự báo tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế có thể đạt 15% - 16%, cao hơn 1 - 2 điểm % so với kế hoạch của SBV.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.