Rủi ro rình rập trong hợp tác đầu tư

Ái Châu Tử - 29/06/2023 13:57 (GMT+7)

(VNF) - Những lời hứa hẹn có cánh là điều được các doanh nghiệp gọi vốn qua hợp tác đầu tư đưa ra để “dẫn dụ” khách hàng. Nhưng vì có cánh nên những lời hứa hẹn cũng dễ dàng bay đi như chim trời, để lại cho người góp vốn những hệ lụy cay đắng.

VNF

Ngày vui ngắn chẳng tày gang

Ngồi trong căn phòng khá rộng, nhưng oi bức vì bị cắt điện luân phiên những ngày đầu tháng 6/2023, T – chủ một đơn vị chuyên tư vấn tài chính, lấy ra một bản hợp đồng hợp tác đầu tư do công ty có cái tên “rất Tây” ký với khách hàng. Bản hợp đồng chỉ vỏn vẹn vài trang giấy, nội dung hợp tác được nêu khá sơ sài, nhưng điểm nhấn đáng chú ý nhất là lãi suất cam kết rất cao, 6%/tháng, tương đương 72%/năm.

“Đây là điển hình của một loại hợp tác đầu tư siêu rủi ro, lãi rất cao nhưng hợp đồng không có điều khoản bảo đảm nào. Doanh nghiệp này đã huy động được hàng trăm tỷ đồng từ khách hàng, nhưng chỉ trả lãi được 2 – 3 tháng đầu tiên rồi mất hút. Tới giờ, khách hàng vẫn không có cách nào để đòi lại được gốc và lãi”, T nói.

Thực tế cho thấy, thời gian qua, thị trường đã chứng kiến không ít vụ “vỡ nợ kỹ thuật” như thế này. Công ty bất động sản N, cũng huy động vốn từ khách hàng với lãi suất 6%/tháng (tương đương 144% cho kỳ hạn 2 năm), sau “tuần trăng mật” ngắn ngủi với trả lãi theo ngày, thậm chí trả lãi bằng tiền mặt, cũng đã mất khả năng thanh toán lãi và gốc cho khách hàng. Rất nhiều nhà đầu tư đã tới trụ sở công ty khiếu nại, nhưng điều duy nhất nhận về chỉ là những lời hứa hẹn.

Với công ty K, thuộc tập đoàn S, tình cảnh của khách hàng còn bi đát hơn khi lời hứa hẹn cũng không có. Khuyên – một nhà đầu tư rót hơn 2 tỷ đồng vào công ty này, đã không nhận được một đồng lãi nào sau khi kết thúc quá trình hợp tác có kỳ hạn 6 tháng (kết thúc vào tháng 3/2023). Chị cũng không biết ngày nào, tháng nào mình có thể lấy về tiền gốc, trong khi đó là số tiền có được từ việc bán nhà. Giờ nhà đã bán, tiền thì bị “chôn”, Khuyên phải đi thuê trọ và chẳng biết làm gì hơn ngoài… cầu nguyện.

Không ít khách hàng khác còn khổ sở hơn Khuyên khi số tiền họ hợp tác đầu tư còn tới từ khoản vay ngân hàng. Nguyên do là lợi nhuận cam kết của công ty cao hơn rất nhiều so với lãi suất cho vay nên nhiều nhà đầu tư đã vay ngân hàng để đem đi hợp tác đầu tư nhằm ăn chênh lệch. Nhưng người tính không bằng trời tính, công ty không trả được lợi nhuận cam kết còn khách hàng thì bị đẩy vào chân tường.

Trường hợp của các nhà đầu tư hợp tác với Bankland có lẽ là tồi tệ hơn cả, khi công ty này đã bị xác định là lừa đảo, lãnh đạo công ty bị khởi tố. Điều này đồng nghĩa tiền của nhà đầu tư đã như cá biển chim trời, chẳng biết ngày nào mới có thể vớt vát lại được, dẫu chỉ một phần.

Nhận diện rủi ro và hệ lụy

Theo một chuyên gia về hợp tác đầu tư, hầu hết hợp đồng hợp tác đầu tư của các công ty hiện nay có mức độ rủi ro khá cao đối với khách hàng. Khách hàng gần như không được cho biết vốn mà họ góp vào công ty sẽ dùng đầu tư vào đâu, đầu tư như thế nào, ai sẽ kiểm soát việc đầu tư.

Bên cạnh đó, nhiều hợp đồng hợp tác đầu tư không có điều khoản bảo đảm nào (như bảo đảm thanh toán, bảo đảm bằng tài sản). Điều này đồng nghĩa nếu công ty đầu tư thua lỗ, làm mất vốn thì khách hàng cũng chỉ biết “trơ mắt ếch”.

Vị chuyên gia nói trên cho hay trên thực tế, có những hợp đồng hợp tác đầu tư có điều khoản bảo đảm, ví dụ công ty K nói trên có tập đoàn S đứng ra bảo lãnh. Nhưng rốt cục, khách hàng của công ty K vẫn không được thanh toán khi đáo hạn, điều đó cho thấy bảo lãnh cũng chỉ là một từ được viết trong hợp đồng chứ không có cân nặng nào đáng kể. Bảo lãnh đáng kể nhất phải tới từ ngân hàng, nhưng điều oái ăm là nghiệp vụ ngân hàng không có bảo lãnh đối với hợp đồng hợp tác đầu tư. Do đó, nhà đầu tư chỉ có thể trông cậy vào tài sản bảo đảm. Song, vị chuyên gia cho hay, khá nhiều hợp đồng hợp tác đầu tư có tài sản bảo đảm chỉ bằng một nửa giá trị đầu tư, thậm chí có những tài sản bảo đảm (như bất động sản) còn chưa hoàn thiện về mặt pháp lý, không thể thanh khoản được.

Với loại hợp tác đầu tư vào dự án, rủi ro đối với khách hàng cũng ở mức tương tự, khi tiến trình thực hiện thủ tục để ra dự án là điều khách hàng không thể kiểm soát, theo cả nghĩa khách quan lẫn chủ quan. Trên thực tế, các dự án bất động sản có thời gian hoàn thành thủ tục thường kéo dài vài năm, thậm chí có những trường hợp lên tới cả chục năm.

Với điều khoản bảo đảm như vậy, nhà đầu tư rõ ràng là đang cầm dao đằng lưỡi trong các phi vụ hợp tác đầu tư. Đó là chưa kể, khi phi vụ hợp tác đổ bể, nhà đầu tư cũng rất khó kiện cáo để đòi lại tiền. Không hiếm trường hợp doanh nghiệp sau khi vi phạm nghĩa vụ trả nợ với nhà đầu tư đã thực hiện kế sách “ve sầu thoát xác” nhằm né tránh trách nhiệm, như đổi tên, chuyển trụ sở, thậm chí giải thể doanh nghiệp, để rồi ít lâu sau lại lập một pháp nhân mới, tiếp tục chiêu trò hút vốn qua hợp tác đầu tư.

Tuy nhiên, nói như vậy cũng không có nghĩa là doanh nghiệp gọi vốn qua hợp tác đầu tư không phải chịu rủi ro gì. Việc vi phạm nghĩa vụ nợ hoàn toàn có thể đẩy lãnh đạo các doanh nghiệp này vào tình cảnh đối diện với các rủi ro pháp lý, nặng hơn là bị hình sự hóa, mà trường hợp của Bankland là một ví dụ.

Xét ở bình diện vĩ mô, những rủi ro của hình thức hợp tác đầu tư là không thể xem thường, bởi nó có thể gây tác động xấu tới niềm tin của thị trường, làm méo mó môi trường đầu tư và gây ra những hệ lụy ít nhiều nghiêm trọng. Đặc biệt là trong trường hợp rất xấu, khi các doanh nghiệp gọi vốn qua hợp tác đầu tư ở tầm rất lớn đổ vỡ, đó hoàn toàn có thể là một “quả bom” đối với thị trường tài chính, tương tự như trái phiếu doanh nghiệp hồi 2022.

Những thực tế và nguy cơ nêu trên đang đặt ra các bài toán về quản lý, song trước hết là bài toán cho chính các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nhỏ lẻ, thường “xuống tiền” theo cảm tính, chạy theo đám đông và chạy theo lợi nhuận cao một cách mù quáng, bất chấp các điều kiện an toàn tối thiểu cũng như phớt lờ các cảnh báo từ thị trường, để rồi khi hậu quả xảy ra, lại chỉ có thể nói bằng hai từ “giá mà”.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Thủ tướng yêu cầu thanh tra ngay các doanh nghiệp kinh doanh vàng

Thủ tướng yêu cầu thanh tra ngay các doanh nghiệp kinh doanh vàng

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra đối với thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng; tiếp tục tiết giảm chi phí, phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay ở mức hợp lý.

Giá vàng 'nhảy vọt', vượt trên 85 triệu/lượng trước phiên đấu thầu lần thứ 4

Giá vàng 'nhảy vọt', vượt trên 85 triệu/lượng trước phiên đấu thầu lần thứ 4

(VNF) - Giá vàng SJC tiếp tục vượt mốc 85 triệu đồng/lượng trong khi giá vàng nhẫn lại không có nhiều biến động trước phiên đấu thầu vàng miếng lần thứ 4 của Ngân hàng Nhà nước.

Lãi suất thấp, bất động sản rủi ro... chuyển hướng mua chứng chỉ quỹ

Lãi suất thấp, bất động sản rủi ro... chuyển hướng mua chứng chỉ quỹ

(VNF) - Trong bối cảnh lãi suất gửi tiết kiệm liên tục “dò đáy”, thị trường bất động sản chưa có nhiều khởi sắc, nhiều nhà đầu tư trong nước đang dần chuyển hướng sang các sản phẩm tài chính sinh lời khác, trong đó phải kể đến chứng chỉ quỹ mở.

‘Lao đao’ vì cấm vận, gã khổng lồ năng lượng Nga lỗ ròng lần đầu sau 23 năm

‘Lao đao’ vì cấm vận, gã khổng lồ năng lượng Nga lỗ ròng lần đầu sau 23 năm

(VNF) - Tập đoàn năng lượng quốc gia Nga Gazprom đã báo cáo khoản lỗ ròng hàng năm đầu tiên kể từ năm 1999 do xuất khẩu khí đốt sang châu Âu giảm mạnh và giá nhiên liệu thấp.

Nhà sản xuất show 'Chị đẹp đạp gió rẽ sóng' lãi gấp 3 lần trong quý I

Nhà sản xuất show 'Chị đẹp đạp gió rẽ sóng' lãi gấp 3 lần trong quý I

Kết thúc quý đầu năm 2024, CTCP Tập đoàn Yeah1 (HOSE: YEG) - nhà sản xuất show “Chị đẹp đạp gió rẽ sóng” - ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan với hơn 73 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 21% và hơn 17 tỷ đồng lãi ròng, gấp 4.2 lần cùng kỳ.

TP. HCM thu hồi dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng

TP. HCM thu hồi dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng

Sau 10 năm trễ hẹn, dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng ở quận 3 đầu tư theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao) bị TP. HCM thu hồi để chuyển sang đầu tư công.

CEO Microsoft ‘dạo' một vòng Đông Nam Á: Đi tới đâu rót tỷ USD tới đó

CEO Microsoft ‘dạo' một vòng Đông Nam Á: Đi tới đâu rót tỷ USD tới đó

(VNF) - Chỉ trong chuyến đi 3 ngày ngắn ngủi, CEO Satya Nadella của “ông lớn” công nghệ Mỹ Microsoft đã công bố loạt khoản đầu tư hàng tỷ USD vào 3 nước Đông Nam Á là Indonesia, Malaysia và Thái Lan.

Ninh Bình: Tuyến đường 1.700 tỷ, hoàn thành 6 năm chưa chịu bàn giao

Ninh Bình: Tuyến đường 1.700 tỷ, hoàn thành 6 năm chưa chịu bàn giao

Dự án mở rộng quốc lộ 1 tránh TP Ninh Bình hoàn thành, đưa vào sử dụng năm 2018. Sau 6 năm, tỉnh Ninh Bình vẫn chưa bàn giao công trình mặc dù Bộ GTVT liên tục thúc giục.

AIA doanh thu giảm, các quỹ liên kết giảm giá trị tài sản ròng hơn 20%

AIA doanh thu giảm, các quỹ liên kết giảm giá trị tài sản ròng hơn 20%

(VNF) - Theo những con số công bố mới đây từ Bảo hiểm Nhân Thọ AIA Việt Nam cho thấy, tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc năm 2023 chỉ đạt 15.709 tỷ đồng, giảm khoảng 15% so với năm 2022. Cùng với đó, Quỹ liên kết đơn vị ghi nhận giảm giá trị tài sản ròng hơn 20%.

Sau Trấn Thành, Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng

Sau Trấn Thành, Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng

Sau 7 phần của "Lật mặt", Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng. Trước anh, Trấn Thành là người đầu tiên chinh phục cột mốc này.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.