Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Được biết, Sân bay quốc tế Phú Quốc do Tổng công ty cảng hàng không Miền Nam (nay là Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam - ACV) làm chủ đầu tư xây dựng với quy mô phục vụ 4 triệu hành khách/năm. Đây là dự án sân bay quốc tế đầu tiên được triển khai tại Việt Nam theo hình thức 100% vốn đầu tư doanh nghiệp, tổng vốn đầu tư hơn 16.200 tỷ đồng và được đầu tư theo các giai đoạn.
Cuối tháng 11/2012, giai đoạn I của dự án được hoàn thành với công suất 2,6 triệu lượt khách mỗi năm và bắt đầu đi vào phục vụ các chuyến bay từ ngày 2/12/2012. Cho đến nay, ngày cao điểm nhất tại sân bay này đón gần 80 lượt cất/hạ cánh của các máy bay, tương đương khoảng 12.000 lượt hành khách.
Tính đến đầu năm 2018, Phú Quốc đã thu hút 271 dự án đầu tư với tổng diện tích 10.426 ha, tổng vốn đăng ký gần 378.000 tỷ đồng. Trong đó, có 28 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 292 triệu USD.
Với việc hàng nghìn tỷ đồng được đầu tư vào như vậy, dự kiến 2 - 3 năm tới, số lượng khách đến Phú Quốc có thể lên đến 5 triệu lượt khách/năm trở lên. Đặc biệt, khi Phú Quốc trở thành đặc khu hành chính - kinh tế thì số lượng khách tại đây sẽ còn tăng cao hơn.
Theo Phó chủ tịch UBND huyện Phú Quốc Huỳnh Quang Hưng, trong 5 năm qua, Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc đã góp phần quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhất là lĩnh vực du lịch và mời gọi thu hút đầu tư'.
Năm 2017, Phú Quốc đón gần 2 triệu lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan, du lịch, tăng hơn 35% so với năm 2016; trong đó, du khách quốc tế trên 361.450 lượt người, vượt hơn 20% kế hoạch, tăng 72%.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.